Khi minh taâm kieán taùnh roài
Thöù gì cuõng thoâng suoát töôøng taän khoâng caàn phaûi hoïc

caotang.vn

YẾN TỬ MƯU LƯỢC TUNG HOÀNH - TẬP MƯỜI - THU THUẾ NẶNG THÌ DÂN LY TÁN, TIẾT KIỆM THÌ DÂN QUY TỤ

YẾN TỬ MƯU LƯỢC TUNG HOÀNH

Biên tập: Quá Diệc Lâm
 

TẬP MƯỜI

THU THUẾ NẶNG THÌ DÂN LY TÁN,

TIẾT KIỆM THÌ DÂN QUY TỤ
 

Mạn thính hậu liễm tắc dân tán... cẩn thính tiết kiệm, chúng dân chi thuật dã.

Nội thiên vấn hạ thứ 14 - Yến Tử Xuân Thu.

Yến Tử đi sứ nước Lỗ, khi trả lời Lỗ Chiêu Công làm sao để dân quy tụ nhiều hơn, Yến Tử đáp: Không chịu lắng nghe tiếng kêu than của dân mà trung thu thuế nặng, dân sẽ ly tán... Chịu khó lắng nghe tiếng dân kêu thán, giảm thuế khoá, đó là cách để dân quy tụ nhiều hơn.

Khi trị nước, Yến Tử nhất quán chủ trương thực hiện giảm thuế khoá cho dân. Tề Cảnh Công lên ngôi, lạm dụng hình phạt với dân, trưng thu thuế khoá nặng nề, dân oán thán.

Yến Tử nhiều lần ra sức khuyên ngăn Cảnh Công giảm nhẹ gánh nặng cho dân, ông cho rằng thuế khoá nặng sẽ khiến lòng dân ly tán. Người làm Vua không được vì hoan lạc cá nhân mà thu thuế dân nặng nề.

Thuế là nguồn thu chủ yếu của nhà nước, một đất nước không thể không thu thuế, nếu không bộ máy nhà nước sẽ không thể vận hành, nhưng mức thuế phải xét sức dân, vì dân là gốc của nước. Dân giàu thì nước mạnh, dân nghèo thì nước nguy.

Giai cấp thống trị không thể chỉ biết đến hưởng lạc của mình, tăng thu thuế, mà phải tiết kiệm chi tiêu, giảm thuế cho dân có đủ sức lực, vật lực phát triển sản xuất, như thế kinh tế mới phồn vinh, nước nhà mới lớn mạnh.

Nếu thu thuế dân nặng, vơ vét của dân, thì dân sẽ khốn khổ vì sưu cao thuế nặng, oán hận giai cấp thống trị. Lòng dân ly tán, ngày tàn của giai cấp thống trị cũng sẽ đến.

Khuyến cáo thu thuế nặng, lòng dân ly tán của Yến Tử không chỉ thể hiện tư tưởng coi trọng dân của ông, mà còn có ích cho việc xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, giúp nước nhà yên ổn và hưng thịnh.

Cuối thời Minh, nổi lên cuộc khởi nghĩa nông dân quy mô lớn do Lý Tự Thành, Trương Hiến Trung đứng đầu. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến cuộc khởi nghĩa này là do sưu cao thuế nặng.

Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra, kẻ thống trị phong kiến không chỉ vơ vét phần lớn đất đai, mà còn lợi dụng quyền thế và mọi thủ đoạn phi pháp để áp đặt sưu cao thuế nặng lên người nông dân không có đất hoặc có ít đất, dẫn đến tình trạng kẻ nhiều ruộng không phải nộp thuế.

Kẻ ít ruộng nộp thuế nhiều, kẻ không có ruộng cũng phải nộp thuế. Thời kỳ này, bộ máy thống trị triều đình cồng kềnh, số người làm quan tăng, bổng lộc cũng tăng đáng kể.

Ngoài ra, các nước xung quanh liên tục đe doạ, chiến loạn liên miên, chi phí quân sự không ngừng tăng, mà hoàng đế, các quan lại sống kiêu xa dâm dật. Tất cả những điều đó khiến tình hình tài chính triều Minh rơi vào khủng hoảng.

Để giải quyết khủng hoảng tài chính, kẻ thống trị Nhà Minh ra sức vơ vét của dân, nhà nước ban hành đủ mọi thứ thuế, khiến sức dân cùng kiệt, người chết đói chết rét như ngả rạ. Thế nên nông dân lũ lượt đứng lên khởi nghĩa, dẫn đến sự lật đổ của triều Minh.

Trái lại, sau khi thống nhất Trung Quốc, Nhà Thanh đã áp dụng chính sách mềm mỏng, làm dịu mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp.

Dân tộc Mãn vốn tương đối lạc hậu, dân số cũng ít hơn dân tộc Hán, nhưng lại thống trị được cả Trung Quốc rộng lớn, tuy có các nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhưng chủ yếu vẫn là sưu thuế nhẹ để dân bớt khổ, giúp trăm họ lầm than dưới triều Minh được sống tốt hơn, từ đó giảm sự phản kháng của dân.

Thúc đẩy khôi phục và phát triển sản xuất, từng bước được các dân tộc trong đó có Hán tộc ủng hộ. Trong đó thời kỳ Khang Hy và Càn Long được sử gọi là Khang Càn thịnh thế.

Nhà Minh trọng sưu cao thuế nặng, Nhà Thanh giảm thuế cho dân. Bởi vậy việc Nhà Minh bị diệt, Nhà Thanh lên thay là điều tất yếu.

***