Khi minh taâm kieán taùnh roài
Thöù gì cuõng thoâng suoát töôøng taän khoâng caàn phaûi hoïc

caotang.vn

YẾN TỬ MƯU LƯỢC TUNG HOÀNH - TẬP MƯỜI BỐN - LIÊM KHIẾT LÀ GỐC CỦA NGƯỜI LÀM CHÍNH TRỊ

YẾN TỬ MƯU LƯỢC TUNG HOÀNH

Biên tập: Quá Diệc Lâm
 

TẬP MƯỜI BỐN

LIÊM KHIẾT LÀ GỐC

CỦA NGƯỜI LÀM CHÍNH TRỊ

 

Nội Thiên tạp hạ thứ 14 - Yến Tử Xuân Thu.

Liêm là thanh bạch cao khiết, người liêm là người thanh liêm, chính trực, công bằng. Liêm khiết là gốc giúp chính quyền vững chắc, là điều kiện hàng đầu của người làm quan.

Người làm quan thì phải liêm khiết, công chính, vô tư, lấy lợi ích nước nhà làm trọng, không lấy của bất nghĩa sẽ được dân tin yêu và ủng hộ. Được lòng dân, chính cục mới được củng cố, ổn định.

Trái lại, kẻ làm quan tham ô hủ bại, nhận hối lộ, lợi dụng quyền hành để mưu lợi riêng sẽ làm bại hoại xã hội, khiến dân mất lòng tin, ảnh hưởng đến sự ổn định của chính trị. Bởi vậy, tư tưởng liêm là gốc của ngưởi làm chính trị mà Yến Tử đề xuất có ý nghĩa vô cùng to lớn.

Trong xã hội phong kiến, quan lại phần lớn tham lam vô độ. Nhất là thời kỳ cuối của các Vương Triều, tình trạng hối lộ, tham ô coi thường pháp luật, càng là hiện tượng phổ biến.

Nhưng cũng có những viên quan biết giữ tinh thần liêm là gốc của người làm chính trị, họ thanh chính liêm minh, tạo phúc cho nơi mình nhậm chức, được dân yêu mến, trở thành tấm gương sáng được muôn đời ca ngợi, Bao Chửng là một trong số đó.

Bao Chửng, người Hợp Phì - Lư Châu nay là Hợp Phì - An Huy, mặc dù quan cao, nhưng quần áo, vật dụng, thức ăn của ông vẫn chẳng khác thời còn áo vải.

Tương truyền, khi được bổ làm Chuyển vận sứ Thiểm Tây, vốn nên mặc chương phục có in hình cấp bậc mới để nhậm chức, nhằm tỏ sự tôn nghiêm, nhưng ông lại mặc y phục cũ. Tống Nhân Tông nghe nói, rất tán thưởng, phái người phi ngựa nhanh đuổi theo Bao Chửng, ban cho ông chương phục tam phẩm.

Năm Khang Định thứ nhất năm 1040, Bao Chửng đến Đoan Châu nay là Triệu Khánh - Quảng Đông làm quan.

Đoan Châu là vùng đất chuyên sản xuất nghiên mực bằng đá, từ thời Tuỳ Đường, nghiên mực Đoan Châu đã nức tiếng gần xa, khi tiến cống nghiên mực cho Triều Đình, quan viên các đời đều thừa cơ bắt dân phải nộp thêm nghiên mực ngoài số phải công nộp, khiến dân thêm gánh nặng.

Sau khi nhậm chức, Bao Chửng sửa lệ cũ, lệnh cho thợ làm nghiên làm đúng số lượng tiến công, còn mình không giữ dù chỉ một chiếc, rất được lòng dân. Khi ông đến nơi khác nhậm chức, thợ làm nghiên làm riêng biếu ông một cái nghiên tốt làm kỷ niệm, ông từ chối khéo, không nhận.

Bao Chửng từng viết một bức gia huấn, khắc lên vách nhà, toàn văn như sau: Hậu thế và con cháu làm quan, kẻ nào tham ô mà bị bãi quan thì không được về quê. Chết không được chôn trong mộ tổ, kẻ không nối chí ta thì không phải con cháu ta.

Công chính sinh ra sáng suốt, liêm khiết sinh ra uy phong. Sử chép, do Bao Chửng thanh chính liêm khiết nên hoàng thân quốc thích và các quan đều e dè, nghe đến tên ông là sợ.

Người ta ví việc Bao Chửng cười như nước Hoàng Hà trong người ta chẳng bao giờ thấy Bao Chửng cười, cũng giống như nước Hoàng Hà chẳng bao giờ trong, đến trẻ con và phụ nữ cũng đều biết tiếng ông.

Khi đó ở Khai Phong phủ thuộc kinh thành, người ta đồn nhau Bao Chửng được ví như Diêm La Vương dưới âm ty, ai muốn mua quan bán tước, đi cửa hậu, vì tình riêng, làm việc bất chính thì đừng mong tiếp tục làm quan.

Ông bảy lần dâng tấu lên hoàng thượng, chủ trương nghiêm trị quan lại và quốc thích hủ hoá, cuối cùng đạt được mục đích. Ông dám xử trị hậu phi của hoàng đế, cũng dám lên án những quốc thích có công mà hống hách.

Chú vợ của Tống Nhân Tông là Trương Nghiêu Tá làm chức Kế tướng tương đương bộ trưởng tài chính ngày nay, tham ô xem thường pháp luật, khiến dân nghèo nước nghèo, Bao Chửng liên tiếp dâng tấu xin trừng trị, buộc Nhân Tông phải miễn chức của họ Trương. Tất cả đều được dân ủng hộ.

***