Khi minh taâm kieán taùnh roài
Thöù gì cuõng thoâng suoát töôøng taän khoâng caàn phaûi hoïc

caotang.vn

XEN TẠP VỌNG NIỆM THÌ CÔNG LỰC CỦA CHÚNG TA BỊ PHÁ HOẠI MẤT RỒI

XEN TẠP VỌNG NIỆM THÌ

CÔNG LỰC CỦA CHÚNG TA

BỊ PHÁ HOẠI MẤT RỒI

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Cổ Đức từng nói, một câu Phật hiệu, niệm Phật một tiếng, có thể diệt được trọng tội sanh tử trong tám mươi ức kiếp. Tôi nghĩ, hàng đệ tử Phật Học theo Tông Tịnh Độ đều có nghe qua câu này. Đây là lời Tổ Sư dạy, là thật không giả đâu.

Chúng ta suy nghĩ thử xem, nó có sức mạnh lớn như vậy sao?

Đọc đoạn văn này rồi, trong đây có phương pháp.

Vì sao?

Một tiếng niệm Phật đó phải niệm như thế nào?

Nhất tâm bất loạn chuyên trì danh hiệu, sẽ có sức mạnh lớn như vậy. Ngày nay chúng ta niệm Phật rất nhiều vọng tâm, xem tạp vọng niệm thì công lực của chúng ta bị phá hoại mất rồi.

Khi niệm Phật nếu niệm thành tâm thành ý, không có một vọng niệm nào, sức mạnh đó giống như trong đoạn này nói vậy: Chư tội tiêu diệt.

Vì sao?

Trong Kinh Đức Phật thường dạy, Ngài đã nói lên một nguyên lý nguyên tắc: Tất cả pháp tùng tâm tưởng sanh. Chúng ta tạo tội là ý niệm bất thiện, ngày nay niệm một danh hiệu Phật là thiện niệm.

Hơn nữa câu Phật hiệu này, từ tánh đức viên mãn lưu xuất ra, thì tội gì không diệt được?

Ngày xưa chúng ta không hiểu được đạo lý này, ta niệm Phật hiệu sức mạnh đó rất yếu ớt.

Vì sao?

Bởi đối với câu Phật hiệu này chúng ta có nhiều nghi vấn, hoài nghi. Sự hoài nghi này đã phá hoại công đức niệm Phật.

Cho nên Đại Thế Chí Bồ Tát dạy ta niệm Phật: Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế, có đạo lý của nó. Công đức niệm một tiếng Phật không thể nghĩ bàn. Đô nhiếp lục căn, mắt chúng ta thấy sắc, tai nghe tiếng, thức thứ sáu ở chỗ lục căn duyên ra ngoài, đô nhiếp nghĩa là kéo nó trở lại.

Kéo cách nào?

Mắt thấy sắc không động tâm, không khởi tâm không động niệm. Tai nghe âm thanh không khởi tâm không động niệm. Lục căn tiếp xúc cảnh giới lục trần, đều làm được đến chỗ không khởi tâm không động niệm, đó gọi là đô nhiếp lục căn. Người như thế quá giỏi. Đó là Bậc Thánh Nhân chứ không phải hàng phàm phu.

Hàng phàm phu làm sao có thể khống chế được?

Tâm của họ luôn hướng ra ngoài.

Ngày nay chúng ta dùng tâm gì?

Dùng tâm tán loạn niệm Phật. Nếu chúng ta nhất tâm niệm Phật, thì quá giỏi rồi. Niệm Phật giống nhau, nhưng dụng tâm không giống, cho nên hiệu quả bất tương đồng. Chúng ta phải hiểu đạo lý này.

Chúng ta học giáo lý nhiều năm như thế, hiểu điều này, không còn hoài nghi nữa. Công đức của nhất tâm niệm Phật thật sự rất lớn. Cho nên nói nhất niệm tương ưng nhất niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật, tương ưng mà.

Tương ưng với ai?

Tương ưng với tự tánh, tương ưng với tánh đức. Tương ưng với tánh đức chính là tương ưng với Phật A Di Đà.

Tương ưng cách nào?

Đồng tâm, đồng đức, đồng nguyện, đồng hạnh với Đức Phật A Di Đà. Làm được đến chỗ bốn điều đồng này, thì ta và Đức Phật A Di Đà là một thể.

Quý vị nghĩ xem tội gì không diệt được?

Xưng danh ở đây, ngày nay chúng ta gọi là chấp trì danh hiệu. Chúng ta niệm câu Nam Mô A Di Đà Phật, hoặc niệm A Di Đà Phật. Đứng về hành môn mà nói, tám vạn bốn ngàn pháp môn.

***