Khi minh taâm kieán taùnh roài
Thöù gì cuõng thoâng suoát töôøng taän khoâng caàn phaûi hoïc

caotang.vn

TRONG CÔNG VIỆC, TRONG ĐÃI NGƯỜI TIẾP VẬT ĐỀU PHẢI GÌN GIỮ THANH TỊNH, BÌNH ĐẲNG

TRONG CÔNG VIỆC, TRONG ĐÃI

NGƯỜI TIẾP VẬT ĐỀU PHẢI GÌN GIỮ

THANH TỊNH, BÌNH ĐẲNG

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Dùng cái tâm ấy để một mực chuyên niệm, một phương hướng là Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, một câu Nam Mô A Di Đà Phật niệm đến cùng, suốt đời chẳng biến đổi, đó là một mực chuyên niệm, người ấy quyết định được sanh về Thế Giới Cực Lạc.

Niệm Phật có thể vãng sanh hay không, mấu chốt ở chỗ này. Quý vị chớ nên nói Kinh Phật chẳng linh, chính quý vị có lỗi, Đức Phật chẳng nói sai, Kinh Điển chẳng nói sai.

Quý vị phải thấy rõ ràng, thấy rành rẽ, tâm của chính quý vị có tương ứng với Kinh hay không?

Tâm hạnh tương ứng, quý vị là chánh tu, chân tu. Nếu tâm hạnh chẳng tương ứng, chẳng có thành ý, trong tâm có nhiễm ô, sẽ chẳng thanh tịnh.

Nhiễm ô là gì?

Phiền não là nhiễm ô, tự tư tự lợi là nhiễm ô, tiếng tăm, lợi dưỡng là nhiễm ô, tham, sân, si, mạn là nhiễm ô. Hễ nhiễm ô, tâm quý vị chẳng thanh tịnh. Hễ phân biệt, tâm quý vị bất bình đẳng. Hễ tranh cường, hiếu thắng, tâm bèn bất bình đẳng.

Trong Kinh, Đức Phật đã dạy rất nhiều. Tâm hiếu thắng, tâm khoe khoang tài năng, tâm cạnh tranh, đều thuộc về A tu la hoặc La Sát.

A tu la có tâm thái như vậy. Bồ Tát tâm bình khí hòa, sạch làu như nước, chẳng nổi sóng gió, nước tĩnh lặng như gương, giống như một tấm gương soi cảnh giới bên ngoài rõ rệt, rành mạch, vằng vặc, phân minh, đó là trí huệ hiện tiền, điều này được gọi là chiếu kiến, chẳng phải là cái thấy do phân biệt, mà là chiếu kiến.

Chiếu kiến có nghĩa là chẳng có phân biệt, chẳng có chấp trước. Chẳng có phân biệt là bình. Nước là bình đẳng, chẳng có chấp trước, nó sạch làu, thanh tịnh. Điều này trọng yếu lắm, thật sự tu, thật sự hành. 

Trong cuộc sống hằng ngày, gìn giữ sự thanh tịnh và bình đẳng chính là thật sự học Phật. Trong công việc gìn giữ sự thanh tịnh, bình đẳng, trong đãi người tiếp vật đều phải gìn giữ thanh tịnh, bình đẳng.

Thiện Tài Đồng Tử tham học năm mươi ba lần, Ngài làm chuyện này cho chúng ta thấy. Năm mươi ba lần tham học là phương tiện thiện xảo của Phật, chia hoàn cảnh nhân sự thành năm mươi ba loại, nam, nữ, già, trẻ, các nghề nghiệp.

Thiện Tài Đồng Tử đều đến tiếp xúc, kết giao với họ, nhưng vẫn giữ được thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, thành tựu chân thành và từ bi, đãi người tiếp vật từ bi chân thành.

Đó là học Phật, thành Phật, chúng ta học Phật chớ nên không biết. Nếu sơ sót cương lãnh trọng yếu này, trong cuộc sống hằng ngày chẳng tương ứng, chúng ta chẳng phải là đang học Phật, mà là đang tạo nghiệp. Tạo nghiệp bèn là lục đạo phàm phu. Quý vị tạo thiện nghiệp, tương lai đến thọ báo trong ba thiện đạo, thiện nghiệp ấy cũng phải tiêu trừ.

Bởi lẽ, trong tự tánh, thiện và bất thiện đều không có. Tạo tác bất thiện nghiệp, tiêu nghiệp trong ba ác đạo, đều là tiêu nghiệp. Sau khi tiêu hết nghiệp, lại trở vào nhân gian. Trở vào nhân gian, nói thật ra, đúng như Đức Phật đã nói gặp duyên khác nhau, nhân duyên mà.

Người Hoa nói về sự dạy học: Tánh tương cận, tập tương viễn xét về bổn tánh thì gần như nhau, xét về tập tánh thì khác nhau. Đó là ngộ duyên gặp duyên. Nếu quý vị gặp Thánh Hiền, gặp Phật, Bồ Tát, chúc mừng quý vị, quý vị sẽ thành Thánh, thành Hiền, thành Phật, thành Bồ Tát. Nếu gặp ác duyên, tạo tác tham, sân, si, mạn, nhậu nhẹt, chơi bời, cờ bạc, quý vị sẽ đến chốn ngạ quỷ, địa ngục. Đó là gặp duyên khác nhau.

Cổ Nhân nói hai câu rất hay: Gần son thì đỏ, gần mực thì đen. Đó là ngộ duyên.

Nay chúng ta gặp duyên khá lắm, được làm thân người, nghe Phật Pháp, đó là duyên tốt đẹp. Trong Phật Pháp, lại được nghe đại thừa, lại nghe Tịnh Độ, có thể nói là duyên ấy thù thắng khôn sánh.

Gặp gỡ, có thể tin tưởng hay không?

Có thể lý giải hay không?

Đó là thiện căn của quý vị. Quý vị đầy đủ thiện căn, có thể tin, có thể hiểu. Nhưng quý vị tin chẳng sâu, còn có hoài nghi. Giải chẳng thấu triệt, tức là thiện căn chẳng đủ. Chân tín, chân giải, nhưng chẳng làm được, đó là thiếu phước. Quý vị có thiện căn, nhưng không có phước báo.

Phước là gì?

Thật sự hành là phước đức.

Vì thế, Đức Phật nói: Chẳng thể do chút thiện căn, phước đức, nhân duyên, mà được sanh về cõi ấy.

Quý vị hội đủ cả ba điều kiện ấy, quý vị thấy thiện căn đầy đủ, phước đức đầy đủ, nhân duyên đầy đủ, há lẽ nào chẳng vãng sanh?

Chúc mừng quý vị, khẳng định quý vị thành Phật trong đời này. Vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thành Phật. Chuyện này chẳng phải là chuyện tầm thường.

Chúng ta đã gặp, tuy gặp, nhưng thiện căn và phước đức không đủ thì làm thế nào?

Phải nghiêm túc cổ vũ, khích lệ chính mình, nhất định phải bổ túc, dũng mãnh tinh tấn, phải bổ túc thiện căn và phước đức.

Bổ túc từ chỗ nào?

Bổ túc từ Kinh Giáo.

Đối với Kinh Giáo, ta chẳng gặp thầy giỏi, bản thân ta học tập gặp khó khăn, làm cách nào?

Cổ Nhân có chú giải để giúp đỡ quý vị, người hiện thời càng có phước báo hơn cổ nhân.

Vì sao?

Hiện thời có đĩa CD, có Internet, có truyền hình vệ tinh, quý vị có thể học tập tại nhà, lên lớp mỗi ngày, phước báo này quá to tát. Quý vị phải học mỗi ngày thì mới được. Nếu quý vị không lên lớp mỗi ngày, phước báo vẫn bị luống uổng. 

***