Khi minh taâm kieán taùnh roài
Thöù gì cuõng thoâng suoát töôøng taän khoâng caàn phaûi hoïc

caotang.vn

TRONG BA CHƯỚNG, PHIỀN NÃO CHƯỚNG, NGHIỆP CHƯỚNG, THÌ BÁO CHƯỚNG LÀ KHỔ BÁO TRONG TAM ĐỒ

TRONG BA CHƯỚNG, PHIỀN NÃO 

CHƯỚNG, NGHIỆP CHƯỚNG,

THÌ BÁO CHƯỚNG 

KHỔ BÁO TRONG TAM ĐỒ

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Qua Kinh Điển, chúng ta biết lúc Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế, Tăng đoàn mỗi ngày học tập tám tiếng đồng hồ. Hết sức quan trọng, đây là thị hiện cho chúng ta thấy.

Vì sao ngày nay chúng ta công phu không đắc lực?

Không đắc lực cũng không bận lòng, cứ ngày ngày khởi vọng tưởng, niệm niệm đều tạo nghiệp, thật là đáng sợ.

Làm thế nào để xa lìa vọng tưởng, không còn tạo nghiệp nữa?

Đức Phật thị hiện cho chúng ta thấy chỉ có một phương pháp, lên lớp. Giảng Kinh, nghe Kinh, lên lớp mỗi ngày tám tiếng đồng hồ, hằng ngày không gián đoạn.

Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện như vậy suốt bốn mươi chín năm, mỗi ngày lên lớp tám tiếng. Như vậy mới lìa vọng tưởng. Xa lìa vọng tưởng thì thân khẩu chẳng tạo nghiệp, có thể khôi phục bình thường.

Hành vi sinh hoạt bình thường, đúng mức thì là Phật, Bồ Tát, đó gọi là học Phật chân chánh, thực sự được thọ dụng nơi Phật Pháp, chúng ta phải hiểu rõ.

Như vậy, không đọc Kinh, không nghe Kinh, há có được chăng?

Phật Giáo ngày nay suy đồi là vì tứ chúng tại gia và xuất gia không nghe Kinh, không chịu học tập. Hễ không nghe Kinh, không học tập, nhất định quý vị sẽ tùy thuận tập khí phiền não của chính mình.

Tùy thuận tập khí phiền não của chính mình thì sinh hoạt cũng vậy, làm việc cũng vậy, đãi người, tiếp vật cũng vậy, không gì là chẳng tạo nghiệp.

Đúng là như Kinh Địa Tạng đã dạy: Diêm Phù Đề chúng sanh, khởi tâm động niệm, vô phi thị nghiệp. Chúng sanh trong Diêm Phù Đề khởi tâm động niệm không gì chẳng phải là nghiệp.

Đáng sợ quá. Nghĩ mình tạo nghiệp nhất định có quả báo, chẳng thể nói tạo nghiệp rồi thôi. Ở những phần trên, chúng tôi đã giảng rất rõ ràng, hoặc nghiệp khổ.

Trong ba chướng, phiền não chướng, nghiệp chướng, báo chướng thì báo là khổ báo trong tam đồ, quý vị có biết hay chăng?

***