Khi minh taâm kieán taùnh roài
Thöù gì cuõng thoâng suoát töôøng taän khoâng caàn phaûi hoïc

caotang.vn

THIỆN CĂN LÀ BA NGHIỆP THÂN MIỆNG Ý THIỆN

THIỆN CĂN LÀ BA NGHIỆP

THÂN MIỆNG Ý THIỆN

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Chúng ta nếu như đối với pháp môn này, thực sự tin tưởng, đến mức độ này rồi, sẽ có cảm ứng với Phật A Di Đà, với Thế Giới Cực Lạc. Một niệm tương ưng một niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật.

Vậy làm sao mà giống nhau được?

Chúng ta ngày nay cũng tín, cũng phát nguyện, cổ nhân nói đó gọi là đạo tâm như sương, không kiên cố.

Thầy Lý một hôm lúc đang giảng Kinh, chúng tôi có một học viên cũng đang nghe, đột nhiên có người đến báo tin, nhà hàng xóm ông ấy bị cháy, lúc này ông ấy làm thế nào?

Là tiếp tục ở lại nghe Kinh hay là nhanh chóng chạy về nhà chữa cháy?

Lập tức đã khảo nghiệm được rồi. Người bạn này cũng hiếm có lắm, ông ấy nghe xong nói biết rồi. Nói cho người kia đi về, còn mình vẫn tiếp tục nghe Kinh, nghe Kinh xong rồi về nhà, như vậy thật không dễ dàng. Có một số người vừa nghe đến có việc gì đó, tâm liền tán loạn. Những điều giống như vậy khảo nghiệm tín tâm của quý vị.

Quý vị thấy tài sản nhà quý vị quan trọng, hay là tâm cầu đạo quan trọng?

Cho nên chân tín đó thật khó được, rất rất không dễ dàng. Chân tín, vậy là thực sự khởi tác dụng rồi. Thiện căn là ba nghiệp thân miệng ý thiện, chắc chắn không thể nhổ mất. Quý vị xem thân, miệng, ý, tức là mười thiện nghiệp. Nói thiện căn, không tham, không sân, không si. Đây là căn. Căn ở trong ý.

Nếu như thực sự không tham, không sân, không si, thì ba thiện của thân tự nhiên làm được rồi, không giết, không trộm, không dâm, họ đều làm được rồi. Miệng không vọng ngữ, không nói hai lưỡi, không ỷ ngữ.

Họ làm được rồi, thực sự làm được rồi. Nếu như trong ý này không có ba căn này, thân khẩu liền không giữ được nữa. Ngày nay chúng ta đặc biệt trong ba thiện căn còn phải thêm hai điều, chúng ta phải giữ gìn cho tốt. Hai điều này chính là không ngạo mạn, không hoài nghi, không tham, không sân, không si, không mạn, không nghi gọi là năm thiện căn.

Nghi, đặc biệt là đối với giáo huấn của Thánh Nhân. Ngạo mạn là chướng ngại rất lớn, nhất định phải học khiêm tốn, học cùng kính. Tất cả thiện pháp thế xuất thế gian, đều từ trong cùng kính mà có.

Ân Quang Đại Sư nói rất hay: Một phần cùng kính được một phần lợi ích, hai phần cùng kính được hai phần lợi ích. Thầy giáo lên lớp ở giảng đường, học sinh rất nhiều, sau khi học xong một tiết học, mỗi một học trò đạt được lợi ích không giống nhau.

Vì sao vậy?

Đối với môn học, đối với thầy giáo, tâm cùng kính không tương đồng. Học trò có mười phần cùng kính họ sẽ đạt được mười phần lợi ích. Học trò có ba phần cùng kính họ đạt được ba phần lợi ích. Học trò không có tâm cùng kính thì họ không đạt được gì cả, không giả dối tí nào.

Hai ngàn năm trước là đời nhà Hán, Triều Hán có một nhà Đại Nho Trịnh Khang Thành, Trịnh Huyền, lúc còn trẻ đi học, thầy giáo của ông ấy tên là Mã Dung, cũng rất nổi tiếng. Trong Hán Thư đều có ghi chép, quan cũng làm đến chức không phải nhỏ, tương đương với bộ trưởng ngày nay, cũng là Đại Nho. Học trò rất nhiều, người học với ông ấy rất nhiều. Thầy giáo này rất lợi hại.

Thầy giáo thường nhắc đến học vấn của ông ấy, trong số học trò chỉ có một người hoàn toàn học được, chính là Trịnh Khang Thành, làm sao mà nhìn ra được?

Tâm thái tu học. Lúc nghe bài rất chuyên tâm, ba năm, lúc lên lớp chưa từng nhìn ngó bên ngoài, luôn nhìn thầy giáo. Chuyên chú. Lúc trong lớp học không có tạp niệm. Cho nên thầy giáo rất khâm phục ông ấy, thầy giáo cũng dự đoán được ông ấy, tương lai người học trò này thành tựu vượt qua bản thân mình.

***