Khi minh taâm kieán taùnh roài
Thöù gì cuõng thoâng suoát töôøng taän khoâng caàn phaûi hoïc

caotang.vn

TÂM TRẠNG KHÔNG VUI, TÂM LÝ LOẠN, CẦU NGUYỆN CŨNG CÓ VẤN ĐỀ

TÂM TRẠNG KHÔNG VUI,

TÂM LÝ LOẠN, CẦU NGUYỆN 

CŨNG CÓ VẤN ĐỀ

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Cùng một bài cầu nguyện vì sao đạt hiệu quả không giống nhau?

Bởi người cầu nguyện tâm không thanh tịnh, không kiền thành. Vấn đề then chốt ở chỗ này. Nếu tâm thanh tịnh, tâm kiền thành, thì sự cảm ứng của việc cầu nguyện đó rất nhanh. Trong tâm hoài nghi, tạp niệm, việc cầu nguyện sẽ không linh.

Người xưa nói rất hay: Thành tắc linh. Tâm địa không thành thì chẳng cảm ứng, tâm địa kiền thành sẽ cảm ứng. Có thể nói người phương Tây đối với việc cầu nguyện họ nghiên cứu kỹ, họ nói rất hay, cũng nói đến tâm thanh tịnh, tâm kiền thành, và còn nói đến tâm trạng tốt, nếu tâm trạng không vui, tâm lý loạn, cầu nguyện cũng có vấn đề, cho nên tâm trạng phải thật vui. Giai đồng nhất sắc, chúng ta có thể nói, người này đã thấy tánh rồi.

Chân tánh ở đâu?

Không pháp nào chẳng phải, pháp nào cũng là nó. Dưới đây đưa ra ví dụ kiếp thủy đầy khắp thế giới, nước dâng lên cao, chỉ nhìn thấy mặt nước, còn muôn vật đều chìm trong nước, bị nước nhấn chìm, quý vị thấy một màu trắng, nghĩa là miêu tả nước lớn, chỉ thấy nước thôi.

Kỳ trung vạn vật trầm một bất hiện, duy kiến đại thủy, bỉ Phật Quang minh diệc phục như thị. Thanh Văn, Duyên Giác, nhất thiết quang minh tất giai ẩn tế, duy kiến Phật Quang minh diệu hiển hách.

Dùng ví dụ trước để hội hợp nghĩa Kinh. Đưa hàng Thanh Văn, nghĩa là bậc tiểu thừa tứ quả tứ hướng, đưa hàng Bồ Tát, Bồ Tát từ Sơ Tín Vị đến Đẳng Giác năm mươi mốt địa vị, họ có hào quang, nhưng đem so với Phật Quang thì hào quang của họ bị ẩn hết, không còn thấy nữa, chỉ thấy Phật Quang thôi. 

Phật Quang Minh diệu hiển hách, dùng bốn chữ này miêu tả Phật Quang. Khi đó quý vị chỉ thấy được Phật Quang, Phật Quang từ tự tánh viên mãn hiển lộ.

Ý nghĩa câu này vô cùng thâm sâu, tự tánh viên mãn hiển lộ, tự tánh của ai vậy?

Tự tánh của chính mình, chứ chẳng phải chỉ có Đức Phật A Di Đà, chúng ta không có phần. Chúng ta và Đức Phật A Di Đà không hai không khác. Về hình tướng có sự sai biệt, nhưng về tự tánh thì không khác.

Nhất định phải hiểu đạo lý này. Mười pháp giới y chánh trang nghiêm, sự sai biệt đó không có số lượng, cùng một tự tánh. Tự tánh quang minh hiển lộ, chúng ta hiểu được, muôn sự muôn vật trong vũ trụ đều do tự tánh biến hiện ra.

Nói cách khác, tất cả đều mang theo ánh quang minh của tự tánh. Lớn nói đến vũ trụ, nhỏ nói đến vi trần, đã là tự tánh biến hiện thì nó chính là tự tánh. Trong tự tánh có trí huệ, đức năng, tướng hảo. Cho nên trong Kinh Hoa Nghiêm chúng ta đã đọc rất nhiều lần, trong một vi trần có thế giới.

Có thế giới gì?

Sát độ của tất cả Chư Phật đều ở trong một vi trần. Một vi trần không lớn ra, thế giới chẳng thu nhỏ lại.

Một vi trần này làm sao có thể dung chứa được thế giới?

Phàm phu không thấy được cảnh giới này, tuy nghe nói nhưng còn nhiều nghi vấn, hoài nghi.

Đó là gì?

Là phàm phu có đầy dẫy vọng tưởng phân biệt chấp trước, nên không thấy được chân tướng sự thật. Quả vị Phật đã đoạn hết vọng tưởng phân biệt chấp trước rồi, Ngài thấy được cứu cánh viên mãn, thấy được thật tướng của các pháp.

Trong tự tánh không có lớn nhỏ, không có đồng dị. Nói cách khác trong tự tánh chưa bao giờ có pháp đối lập. Cho nên trong Kinh Đức Phật thường nói đến pháp môn bất nhị.

Lớn nhỏ không hai, lớn như vũ trụ, nhỏ như vi trần là không hai. Đây không phải là cảnh giới của chúng ta. Đức Phật nói Kinh Hoa Nghiêm cho bốn mươi mốt vị pháp thân Bồ Tát, là bậc đương cơ chứ chẳng phải hàng phàm phu, hàng phàm phu nghe không hiểu, nghe rồi tâm sanh nhiều nghi vấn.

Nói với các vị pháp thân Bồ Tát họ hiểu được, vì sao vậy?

Vì họ đã thấy tánh. Trong Sớ Sao Ngài Thanh Lương giới thiệu cho chúng ta về bậc đương cơ trong Kinh Hoa Nghiêm. Trong mười bậc đương cơ, hạng cuối cùng là phàm phu, phàm phu cũng học được.

Phàm phu nào?

Đại tâm phàm phu. Đại tâm ở đây nếu y theo Kinh Điển mà nói, là tâm bao thái hư, lượng châu sa giới.

Người xưa nói: Lượng to phước lớn. Người được tâm bao thái hư, lượng châu sa giới, phước báo đó không thể nghĩ bàn, người đó có thể tham dự Pháp Hội Hoa Nghiêm. Kỳ thật đại tâm ở đây chính là tâm bồ đề. Tâm lượng lớn có thể bao dung, tương dung, tương tức, cho nên có đủ điều kiện nhập cảnh giới Hoa Nghiêm.

Dưới đây kết luận rất hay: Tức biểu nhất thiết pháp tức ư Phật Quang chi nhất pháp, tắc nhất pháp Phật Quang hiển nhi nhất thiết pháp, thử độ vạn vật, Thánh Hiền quang minh câu ẩn. Đưa ra ví dụ hiển nhất pháp, Phật Quang là hiển nhất pháp.

Tất cả pháp ở thế gian bao gồm cả Bồ Tát, không nhìn thấy được quang minh của họ. Giống như chúng ta ở dưới mặt trời, nhóm lửa, thắp đèn, đốt đống lửa lớn, thắp ngọn đèn sáng, cũng chỉ thấy ánh sáng của mặt trời chứ không thấy ánh sáng của ngọn đèn. Có có nghĩa là như vậy.

Có ánh sáng của ngọn đèn không?

Có! Có ánh sáng của đống lửa không?

Có! Sau khi ánh sáng mặt trời chiếu đến thì không còn thấy những ánh sáng này nữa. Ẩn hiển câu thành, thị vi ẩn hiển câu thành, đệ ngũ huyền môn chi tướng. Chúng ta đã học qua rồi. Chúng ta phải làm cho ánh quang minh của tánh đức hiển lộ. Còn có cái không thể hiển lộ, phải mang dấu nó đi.

Đó là gì?

Là tập khí phiền não, tất cả những ý niệm bất thiện, những thứ này không thể hiển lộ, hành vi bất thiện không được hiển lộ.

Có người hỏi tôi, nếu được số tiền tài không nên có được, mang ra làm những việc thiện được hay không?

Quý vị suy nghĩ vấn đề này thử xem. Vị Tổ Sư đời thứ sáu của tông Tịnh Độ, Vĩnh Minh Diên Thọ Đại Sư, Ngài đã làm việc này, Ngài làm được đó, nhưng chúng ta không được làm.

Trước khi Ngài xuất gia, Ngài làm công vụ viên nhỏ, quản lý thu nhập tiền thuế, địa vị không cao, tay Ngài thường cầm tiền, đó là của cải trong kho bạc nhà nước, chứ chẳng phải của Ngài, nhưng Ngài lấy mang đi mua đồ phóng sanh.

Lâu ngày chày tháng, số tiền lấy trong kho bạc nhà nước chắc cũng không ít đâu. Của không cho mà lấy gọi là trộm cắp, mang đi mua đồ phong sanh hết, bản thân mình không giữ đồng nào.

Cuối cùng bị người ta phát hiện ra, Ngài thừa nhận toàn bộ sự việc, Ngài không nói dối, hỏi Ngài lấy vào lúc nào?

Lấy bao nhiêu?

Chắc là không ít đâu. Y theo pháp luật phải tử hình, Ngài chấp nhận. Cho nên vụ án này rất kỳ lạ, các vị quan tòa chưa bao giờ gặp phải vụ án như vậy.

Người này lấy trộm tiền trong kho bạc nhà nước, để làm gì?

Để mua đồ phóng sanh, cho nên lãnh án tử hình. Cuối cùng cũng may, vụ án này đưa lên Hoàng Đế. Đức Vua xem qua cũng mắc cười, sao lại có một người như vậy, bèn hạ lệnh dẫn Đức Vua ra pháp trường, pháp trường là nơi chém đầu.

Nói với vị quan nơi đó nhìn xem Ngài có sợ không?

Nếu Ngài sợ thì chém đầu, bằng không sợ thì dẫn Ngài đến để Vua hỏi chuyện. Đức Vua này cũng rất thông minh. Đến pháp trường Ngài không hề có chút lo sợ.

Pháp quan hỏi vì sao vậy?

Ngài nói: Một tấm thân này của tôi mà đổi được ngàn vạn thân khác, đáng giá lắm. Ngài không hề có chút lo sợ. Y theo lời dặn dò của Đức Vua nên dẫn Ngài về.

Hoàng Thượng hỏi Ngài làm gì?

Ngài nói: Làm việc tốt cho đất nước, tích đức cho Hoàng Thượng. Đức Vua phóng thích Ngài, Ngài vô tội.

Hỏi Ngài muốn làm gì?

Ngài muốn xuất gia, sau này chính là Vĩnh Minh Diên Thọ Đại Sư, Đức Vua rất hoan hỷ và làm hộ pháp cho Ngài.

Quý vị nghĩ xem, việc như vậy ngày nay chúng ta làm được chăng?

Việc này là tham ô đấy, nhưng bản thân Ngài không có tơ hào ý niệm danh lợi. Nếu bản thân có chút danh lợi trong đó, sẽ đọa lạc. Ngài thật sự không có tí danh lợi nào. Ngày nay chúng ta nói đến ẩn mật hiển liễu, chẳng thể không biết chuyện này. Đưa ra ví dụ Ngài Vĩnh Minh Diên Thọ, là một ví dụ rất hay, không phải bình thường mà là thủ đoạn phi thường.

Trong đây bản thân mình thật sự trong sáng, không hề có danh văn lợi dưỡng, duy nhất một nguyện vọng là phổ độ chúng sanh, nhìn thấy số động vật này sắp bị người ta giết an thịt, Ngài cứu nó mang đi phóng sanh, chỉ có tâm niệm như vậy, không có cái ta ở trong đó.

***