Khi minh taâm kieán taùnh roài
Thöù gì cuõng thoâng suoát töôøng taän khoâng caàn phaûi hoïc

caotang.vn

TAM ÁC TAM ĐỘC, TAM ĐỘC LÀ TÂM THAM SÂN SI, TAM ÁC LÀ SÁT ĐẠO DÂM

TAM ÁC TAM ĐỘC,

TAM ĐỘC LÀ TÂM THAM SÂN SI,

TAM ÁC LÀ SÁT ĐẠO DÂM

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Thành tựu sở học một đời, cũng không bằng bà cụ chân thành niệm Phật, bà cụ đó rất có thể đã vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc, nhưng công phu nghiên cứu Phật học của quý vị vẫn phải trôi lăn trong luân hồi lục đạo. Như vậy là sai, thật sự sai lầm.

Chúng ta nghĩ đến điều này không thể không thực hành, thực hành phải chịu khổ, vì sao vậy?

Sửa đổi tập khí, không thể tùy tiện. Thay đổi tập khí rất khổ, nhưng khổ như vậy cũng đáng. Thay đổi mới thật sự có thể vãng sanh, không thay đổi mà vẫn tùy thuận tập khí, thì không thể vãng sanh. 

Nên nhớ, đới nghiệp vãng sanh không đới nghiệp hiện tiền. Câu này rất quan trọng, đây là Tổ Sư thường nói.

Phẩm này chúng ta chỉ học đến đây, chúng ta xem tiếp phẩm sau: Phẩm ba mươi sáu Trùng Trùng Hối Miễn. Phẩm này vì chiết phục ác nghiệp của chúng sanh, mà thị hiện giáo huấn khuyến khích. Đầu tiên là nói rõ về ác nhân ác quả, khiến biết mà sợ hãi. Ở sau dạy chúng ta đoan chánh thân tâm, không quên công phu, để tránh thất bại hối hận.

Chúng ta xem Kinh Văn: Phật cáo Di Lặc, ngô ngữ nhữ đẳng, như thị ngũ ác, ngũ thống, ngũ thiêu, triển chuyển tương sanh, cảm hữu phạm thử, đương lịch ác thú, hoặc kỳ kim thế, tiên bị bệnh ương, tử sanh bất đắc, thị chúng kiến chi. Hoặc ư thọ chung, nhập tam ác đạo, sầu thống khốc độc, tự tướng tiều nhiên.

Đoạn này Hoàng Niệm Tổ chú giải: Hữu minh, nói rõ ngũ ác, ngũ độc, ngũ thiêu là họa do tướng sanh.

Ngũ ác là quý vị tạo, chính là phá năm giới, thập thiện: Sát đạo dâm vọng tửu. Trong thập thiện thêm vào ác khẩu, ỷ ngữ, lưỡng thiệt. Ý ác là tham sân si, những thứ này chưa đoạn. Ngũ thống là hoa báo, chúng ta nói đến quả báo hiện đời. Ngũ thiêu là khổ báo tam đồ trong tương lai, ngũ thiêu trên thực tế là chỉ địa ngục.

Nhân quả tuần hoàn gọi là tương sanh, tâm hành bất thiện chiêu cảm quả báo bất thiện, đây gọi là tai họa, tự làm tự chịu.

Gia Tường Sớ nói: Triển chuyển tương sanh là nói rõ về tam độc, không trừ ác, ác bất tuyệt, quả khổ không ngừng. Chúng ta không thể không biết, chúng ta sống trong đời này có thể nói là sanh gặp thời. Chúng ta sống trên thế gian này, trong đoạn thời gian này là việc tốt, không phải việc xấu.

Thiên tai đối với chúng ta mà nói là nghịch tăng thượng duyên, vì sao vậy?

Vì con người sống trong khổ nạn dễ giác ngộ, dễ quay đầu.

Phật Pháp có câu: Phú quý học đạo là khó, ví dụ này là Cõi Trời, phước báo lớn, nhiều vui ít khổ nên họ không muốn học đạo, rất khó phát tâm xả ly Ta Bà cầu sanh Tịnh Độ.

Họ cảm thấy cuộc sống của họ hiện tại rất tốt, họ sống rất vui, rất tự tại, rất vừa ý, hà tất phải cầu sanh Tịnh Độ?

Tâm họ không phát ra được, dễ phát tâm nhất chính là cõi người, cõi người khổ nhiều vui ít, gia đình bình thường, họ cảm nhận rất sâu sắc về khổ và vui. Nếu nghe nói có một nơi có thể lìa khổ được vui, họ dễ động tâm, dễ hướng theo.

Ở đây Đức Phật nói rất rõ ràng: Tam ác tam độc, tam độc là tâm tham sân si, tam ác là sát đạo dâm.

Nếu không trừ sạch những thứ này, thì không bao giờ đoạn tận được ác, vì sao vậy?

Khi gặp duyên họ sẽ tạo ác, tạo ác ở sau sẽ có quả khổ.

Quả báo này ở đâu?

trong tam đồ. Dâm dục là đường quỷ, đó là thuộc về tham, tham ái, là đường ngạ quỷ. Sân nhuế là đường địa ngục. Ngu si là đường súc sanh. Ba loại ác niệm này lớn nhất, nên họ rất dễ đọa vào ba đường ác, mà thời gian đọa vào ba đường ác rất dài.

Chịu hết quả báo trong ba đường ác, giống như người nhân gian phạm pháp, chịu hình phạt suốt mười năm, mãn hạn tù được ra, ra khỏi lại vào nhân gian, đến cõi người như thế nào?

Họ lại tạo nghiệp, vì sao vậy?

Vì tập khí của họ vẫn còn, chưa đoạn. Thời gian của cõi người ngắn, chỉ ngắn ngủi mấy mươi năm mà tạo rất nhiều tội, sau khi chết lại đọa vào tam đồ.

Như trong Kinh Địa Tạng nói: Quỷ Vương nhìn thấy tội nhân rời địa ngục trở lại nhân gian, nhưng sao lại trở lại nữa rồi?

Chính là ý này.

***