Khi minh taâm kieán taùnh roài
Thöù gì cuõng thoâng suoát töôøng taän khoâng caàn phaûi hoïc

caotang.vn

SỰ LIÊN QUAN CỦA TỊNH ĐỘ VỚI PHỔ HIỀN BỒ TÁT VÔ CÙNG MẬT THIẾT

SỰ LIÊN QUAN CỦA TỊNH ĐỘ

VỚI PHỔ HIỀN BỒ TÁT VÔ

CÙNG MẬT THIẾT

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Kinh Hoa Nghiêm triển khai tất cả các Kinh. Trong Kinh Hoa Nghiêm có nói từng bộ phận, giảng mặt này. Nhưng ngoài ra khi Đức Phật giảng thì dạy đặc biệt rõ ràng, nhưng nó không hoàn chỉnh. Còn Hoa Nghiêm thì hoàn chỉnh, nên nói Kinh Hoa Nghiêm vượt lên tất cả là vậy.

Kinh Hoa Nghiêm đầy đủ Thập Huyền, Kinh Vô Lượng Thọ cũng đầy đủ Thập Huyền. Đoạn này chúng ta thấy chư vị Tổ Sư dẫn chứng Kinh Văn trong bổn Kinh. Trong Thập Huyền Môn, mỗi môn đều có trong Kinh Văn.

Cho nên bên dưới nói: Kim bổn Kinh diệc cụ. Vô Lượng Thọ Kinh cũng đầy đủ Thập Huyền Môn, chứng bản minh Bổn Kinh không khác Hoa Nghiêm, nghĩa là bộ Kinh này với Hoa Nghiêm không khác.

Hoa Nghiêm mạt hậu dĩ Thập Đại Nguyện Vương đạo quy Cực Lạc. Kim bổn Kinh toàn hiển Tịnh Tông đạo dẫn phàm thánh đồng quy Cực Lạc. Cố xưng bổn Kinh vi trung bổn Hoa Nghiêm thành hữu cứ dã.

Có căn cứ. Trong lúc Đức Phật giảng dạy đại thừa giáo, trong Kinh có nói Bồ Tát không tu hạnh Phổ Hiền, thì không thể viên thành Phật Đạo. Nói cách khác, chư vị Bồ Tát muốn thành Phật, nhất định phải tu hạnh Phổ Hiền.

Còn người tu Tịnh Độ thì sao?

Họ cũng đều tu hạnh Phổ Hiền. Quý vị xem cuốn Kinh này của chúng ta, bốn mươi tám phẩm của Hạ Liên Lão Hội Tập, phẩm thứ hai, quý vị xem đề mục Đức Tôn Phổ Hiền, phẩm này nói rõ nhập môn của Tịnh Độ Tông là tu hạnh Phổ Hiền, trong Kinh cũng đã nói rất rõ ràng.

Ở trang một trăm mười bốn, câu đầu tiên: Hàm cộng tôn tu Phổ Hiền Đại Sĩ chi đức, Cụ túc vô lượng hạnh nguyện, an trú nhất thiết công đức pháp trung. Đây là cảnh giới của người tu Tịnh Độ, câu đầu tiên của phẩm thứ hai.

Cho nên Hạ Liên Lão dặt đề mục cho phẩm này là Đức Tôn Phổ Hiền. Sự liên quan của Tịnh Độ với Phổ Hiền Bồ Tát vô cùng mật thiết. Ở nơi Hoa Tạng Thế Giới Bồ Tát Phổ Hiền là tượng trưng của hành môn.

Quý vị. Gia đình chúng ta thờ Phật, Tượng Phật là tượng trương, không thể coi như là một vị Thần được, như vậy là sai lầm, là mê tín. Tượng Phật là để cảnh tĩnh chính mình. Thờ Phật công đức rất lớn, vì sợ chúng ta quên tánh Phật, nên sớm tối đến trước Phật đường lễ Phật để cảnh giác mình.

Chúng tôi ở đây giảng Kinh, đằng sau là Hoa Nghiêm Tam Thánh. Ở giữa là Tỳ Lô Giá Na Như Lai, còn hai bên là Văn Thù và Phổ Hiền Bồ Tát, ngồi trên đại tượng là Ngài Phổ Hiền, còn trên sư tử là Ngài Văn Thù. Ngài Văn Thù tượng trưng cho giải môn, trí tuệ. Phổ Hiền tượng trương cho thực tiễn, thật sự tu tập.

Bồ Tát Phổ Hiền dạy chúng ta tu hành mười đại cương, cần ghi nhớ. Điều thứ nhất dạy ta Lễ Kính Chư Phật, đối với mọi người mọi việc và mọi vật cần có lễ phép, phải biết lễ kính. Khi đối nhân, tâm chân thành phải phát xuất từ nội tâm, phải cung kính.

Tại sao mà đối với người phải cung kính, vì họ vốn là Phật. Trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật dạy như vậy, tất cả chúng sanh vốn là Phật. Bây giờ họ là một vị Phật hồ đồ, vì đang mê mờ chưa giác ngộ, nhưng họ là Phật, chẳng thể nói họ không phải Phật.

Cho nên chúng ta chỉ có thể nói họ là vị Phật hồ đồ. Chúng ta cung kính đối với Đức Phật Thích Ca và Phật Di Đà như thế nào, thì cũng dùng tâm như thế đối mọi người. Xem tất cả mọi người là Phật Thích Ca là Phật Di Đà. Như thế là chúng ta biết học.

Kính lễ Chư Phật chúng ta đã làm được rồi, nhưng còn đối với mọi vật như bàn, ghế, tấm ván, đèn thì ta không thể nhìn thấy nó cũng xá chào chín mươi độ, nếu nghĩ vậy thì ta đã sai, cung kính nó bằng cách nào?

Bằng cách đem nó để chỉnh tề rồi lau chùi sạch sẽ, như vậy là cung kính với nó rồi. Vì thế ta nên biết đối với tất cả vạn vât, cỏ cây hoa lá, đều phải chăm lo chu đáo. Đối với sơn hà đại địa cũng cần có tâm cung kính.

Vì sao?

Vì tất cả đều là chân tánh, đều do tự tánh biến ra, những thứ đó đều là tự tánh.

Tự tánh ở đâu?

Chỗ nào cũng có, lúc nào cũng có, thiên biến vạn hoá.

Tại sao có thể thiên biến vạn hoá?

Nó tuỳ theo tâm niệm của chúng ta mà biến hoá ra. Khi ta khởi niệm thiện thì không có thứ gì là không phải thiện, chúng ta niệm niêm bất thiện, thì không có thứ gì là không bất thiện, chính là đạo lí này.

Tây Phương Cực Lạc Thế Giới tốt, cũng không có nguyên nhân nào khác. Đức Phật A Di Đà dạy giỏi, ngày ngày giảng Kinh dạy học, tất cả mọi người đều tiếp thụ giáo dục, đây là ưu điểm lớn nhất, nó là một quốc độ mới xuất hiện.

***