Khi minh taâm kieán taùnh roài
Thöù gì cuõng thoâng suoát töôøng taän khoâng caàn phaûi hoïc
QUÝ VỊ PHẢI THẤY THẤU SUỐT
THÂN CHẲNG PHẢI LÀ TA.
TỰ TÁNH LÀ TA
Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
Buông một niệm xuống, rất lợi hại. Qua Kinh Giáo, chúng ta thấy Thích Ca Mâu Ni Phật là như vậy, đó là căn tánh viên đốn. Chúng ta thấy Huệ Năng Đại Sư vào thời Đường tại Trung Quốc cũng là đốn ngộ, đốn xả.
Vấn đề là quý vị có chịu buông xuống hay không?
Chẳng chịu buông xuống là giải ngộ, buông xuống là chứng ngộ. Nay chúng ta là giải ngộ, huân tập trong giáo pháp đại thừa nhiều năm như thế, chúng ta thừa nhận, chẳng hoài nghi tí nào, chúng ta cũng có thể được gọi là căn tánh đại thừa trung thượng. Quý vị đã hiểu rõ, minh bạch chân tướng sự thật, chẳng hoài nghi, chẳng buông xuống.
Cổ Nhân nói: Ngộ hậu khởi tu sau khi ngộ sẽ bắt đầu tu, nay quý vị phải làm gì?
Buông xuống.
Buông xuống như thế nào?
Lúc ăn cơm, buông vọng tưởng, phân biệt, chấp trước xuống. Lúc mặc quần áo, buông vọng tưởng, phân biệt, chấp trước xuống.
Lúc làm việc cũng như thế. Xử sự, đãi người, tiếp vật cũng như thế, quý vị bèn thành công, đó gọi là tu hành thật sự. Đốn xả khó lắm, Phật, Bồ Tát có phương tiện thiện xảo, dạy chúng ta tiệm tu tu từ từ, từ từ buông xuống.
Phải thật sự đoạn trừ tập khí phiền não, đoạn là buông xuống. Do vậy, buông xuống là được. Lúc ăn cơm, chớ nên kén chọn, tùy duyên mà chẳng phan duyên, đó gọi là công phu, tu hành.
Theo như Kinh Giáo đã dạy: Trước tiên là buông thân kiến xuống, Kinh Điển dạy chúng ta điều này. Căn bệnh lớn nhất của chúng ta là chấp trước thân này là ta, có chấp trước ấy là do có tự tư tự lợi nên bèn có tham, sân, si, mạn.
Lời Đức Phật nói là thật, đầu tiên, quý vị phải thấy thấu suốt thân chẳng phải là ta, cái gì là ta?
Tự tánh là ta. Vạn hữu trong vũ trụ do tự tánh biến, tự tánh là ta, hết thảy các pháp, y báo và chánh báo trang nghiêm trong mười pháp giới do tự tánh biến.
Nếu thật sự hiểu rõ ràng y báo, chánh báo trang nghiêm trong mười pháp giới và chính mình là nhất thể, thứ nào chẳng phải là ta?
Đông đảo chúng sanh là ta, hoa, cỏ, cây cối là ta, núi, sông, Đại Địa là ta, khắp pháp giới hư không giới là ta, chúc mừng quý vị, quý vị đã chứng đắc pháp thân, đó gọi là pháp thân. Thân đó và chính mình cùng một thể, là một, chẳng hai.
Vì sao?
Tự tánh biến.
Tự tánh có thể sanh, có thể hiện, A lại da thức có thể biến, cái được hiện được sanh là hết thảy vạn pháp thiên biến vạn hóa, cái thiên biến vạn hóa là gì?
Là A lại da, thức có thể biến. Tánh có thể sanh, có thể hiện. Thức có thể biến, nhất thể. Dùng ngôn ngữ Trung Quốc để nói thì là luân lý, đây là luân lý Phật Pháp, luân lý đại thừa. Luân lý là nói tới quan hệ, trọn hết hư không khắp pháp giới là chính mình.
Quý vị nói quan hệ này có mật thiết lắm hay không. Vì vậy, chỉ cần quý vị kiến tánh, lòng từ bi trong tự tánh tự nhiên sanh khởi, gọi là đại từ đại bi. Vô duyên đại từ, đồng thể đại bi hiện tiền. Hễ hiện tiền, quý vị sẽ tự nhiên giống như Chư Phật, Bồ Tát, phải phổ độ chúng sanh. Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ, quý vị làm chuyện này, giúp hết thảy chúng sanh giác ngộ.
Đặc biệt là chúng sanh trong lục đạo đang mê, mê quá sâu, chẳng liễu giải chân tướng sự thật, tự cho mình là đúng. Vì vậy, người giác ngộ nhất định sẽ giúp đỡ những kẻ chưa giác ngộ. Quý vị đoạn phiền não, học pháp môn, thành Phật Đạo, những điều đó đều là biểu diễn tuồng cho họ xem, giúp họ giác ngộ.
Pháp môn: Pháp là phương pháp, môn là môn đạo đường nẻo, vô lượng vô biên. Quý vị đã khai trí huệ hoàn toàn, khéo dùng những pháp môn và phương tiện thiện xảo ấy giúp chúng sanh giác ngộ.
Thuở Đức Thế Tôn tại thế, Ngài đã vì chúng ta biểu diễn phương pháp này, biểu diễn hết sức sống động. Sau khi chúng ta hiểu rõ, bèn bội phục năm vóc sát đất.
Do vậy, Phật Pháp là gì?
Quý vị phải hiểu điều này. Phật Pháp là giáo học, Thích Ca Mâu Ni Phật ba mươi tuổi khai ngộ liền bắt đầu dạy học, dạy suốt cả đời, bảy mươi chín tuổi Viên Tịch. Kinh chép Giảng Kinh hơn ba trăm hội, thuyết pháp bốn mươi chín năm.
Ngài mang thân phận gì?
Chúng ta hiểu rất rõ ràng, nói theo cách bây giờ là mang chức nghiệp của một vị thầy.
Ngài dạy những gì?
Dạy thật tướng của các pháp, chân tướng của vũ trụ và nhân sinh. Dựa vào điều này để thuyết pháp, mà thuyết pháp cũng là để dạy điều này.
****