Khi minh taâm kieán taùnh roài
Thöù gì cuõng thoâng suoát töôøng taän khoâng caàn phaûi hoïc

caotang.vn

PHƯƠNG TIỆN KHÔNG PHẢI CHỈ CÓ MỘT, MÀ LÀ VÔ LƯỢNG VÔ BIÊN PHƯƠNG TIỆN

PHƯƠNG TIỆN KHÔNG PHẢI

CHỈ CÓ MỘT, MÀ LÀ VÔ LƯỢNG

VÔ BIÊN PHƯƠNG TIỆN

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Lực, chính là năng lượng mà chúng ta đang giảng hiện nay, năng lượng mà hiện nay khoa học nói, đó là lực. Dụng là tác dụng tha khởi. Phương là phương pháp. Tiện là tiện nghi. 

Phương pháp tiện nghi, chính là phương pháp thích đáng nhất, phương pháp thích hợp nhất, phương pháp hay nhất. Cho nên phương tiện không phải chỉ có một, mà là vô lượng vô biên phương tiện.

Cử ra cương lĩnh để nói, nhân người bất đồng, nhân thời bất đồng, nhân địa bất đồng, nhân sự bất đồng, Chư Phật Bồ Tát giáo hóa chúng sanh, gọi đó là phương tiện thần thông, chẳng phải là một phương pháp.

Trong Kinh Điển Đại Thừa Đức Phật thường dạy, Phật vô hữu định pháp, đó chính là pháp phương tiện, pháp phương tiện không phải là phương pháp nhất định, tùy người, tùy việc, tùy thời mà biến hóa tha khởi, rất hoạt bát, người đương thời nói là hoạt học hoạt dụng, là ý này, nó không phải là pháp chết.

Cho nên có thể khiến tất cả chúng sanh tâm sanh hoan hỷ, thế mới gọi là phương tiện. Trong Kinh nói rất hay, bồ đề là nhân, bồ đề là giác, giác ngộ là nhân, giác là hiểu rõ, đối với chân tướng nhân sanh vũ trụ hiểu rõ, đó là nhân.

Sau khi hiểu rõ, nếu như bạn không động lòng, tuy đã hiểu rõ, vô số chúng sanh đang chịu khổ chịu nạn, bạn chẳng hề quan tâm, hoặc giả quan tâm.

Thì cũng chỉ quan tâm đến những người có duyên, và những người liên quan đến mình, nhưng người không liên quan thì chẳng hề quan tâm, hạng người này trong Phật Pháp gọi là tiểu thừa, họ thường bị Chư Phật Bồ Tát la rầy trách mắng, có trí huệ, có năng lực mà không chịu giúp đỡ người khác.

Bồ Tát đại thừa thì khác, Bồ Tát đại thừa có tâm từ bi, tâm đại bi này chính là tâm đồng tình, tâm lân mẫn, hiểu được tất cả chúng sanh và bản thân mình cùng một thể.

Sanh Phật bất nhị, chúng sanh và Phật là một chẳng phải hai, đều có đức tướng trí huệ của Như Lai, đồng một tự tánh, đồng một trí huệ, đức năng giống nhau. Lực, ở đây nói là lực dụng, trong quả địa của Như Lai thập lực, tứ vô úy, cũng hoàn toàn tương đồng. 

Cho nên chúng sanh có cảm, Chư Phật Bồ Tát lập tức có ứng, chắc chắn không nói rằng, chúng sanh có cảm, Phật Bồ Tát không có ứng, không có lý này. A La Hán không ứng thì có, Phật Bồ Tát không ứng, không hề có lý này.

Ngày nay chúng ta có khổ có nạn, ngày nào chúng ta cũng cầu Phật Bồ Tát, vì sao Phật Bồ Tát không đến?

Phật Bồ Tát có đến, chẳng phải không đến.

Đến rồi thì sao?

Đến mà bạn không biết, Phật Bồ Tát đến giúp bạn mà không giúp được, ở ngay bên cạnh bạn, vì sao không giúp được?

Bạn có nghiệp chướng, làm chướng ngại sự giúp đỡ của Phật Bồ Tát. Việc này khi tôi mới bắt đầu học Phật, năm hai mươi sáu tuổi tôi mới tiếp xúc với Phật Pháp, và cũng chính năm đó mới quen biết Chương Gia Đại Sư. Chương Gia Đại Sư rất tốt với tôi, là bậc đại ân đại đức của tôi.

Ngài nói với tôi: Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng. Nếu như có cầu mà không ứng, thì không phải là Phật Bồ Tát rồi. Số lượng của Phật Bồ Tát nhiều hơn con người. Chúng ta khởi lên một niệm, tất cả Chư Phật Bồ Tát đều cảm ứng được, chính bản thân chúng ta không thể nhận biết được, là vì nghiệp chướng tập khí của mình quá sâu nặng.

Phải làm sao đây?

Bắt buộc phải hóa giải hết nghiệp chướng của chính mình, thì Phật Bồ Tát cảm ứng hiện tiền.

Làm cách nào để hóa giải nghiệp chướng?

Đại Sư dạy tôi, sám trừ nghiệp chướng, nguyện thứ tư trong Thập Nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát.

Mỗi ngày bạn cần nên sám hối, sám hối cách nào?

Thầy dạy tôi: Không cần phải học những nghi thức quy củ đó, chỗ này nói đến phương tiện, những nghi thức đó là làm cho người khác xem, khiến cho người khác nhìn thấy cảm động, khởi phát người đó quay đầu, nghĩa là như vậy thôi. Đó là biểu diễn trên khán đài.

***