Khi minh taâm kieán taùnh roài
Thöù gì cuõng thoâng suoát töôøng taän khoâng caàn phaûi hoïc

caotang.vn

PHỔ ĐỘ CHÚNG SANH THÀNH PHẬT LÀ ĐẠI NGUYỆN CỦA PHẬT A DI ĐÀ

PHỔ ĐỘ CHÚNG SANH THÀNH PHẬT

LÀ ĐẠI NGUYỆN CỦA PHẬT A DI ĐÀ

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Dùng quả đức tu hành năm kiếp của Phật A Di Đà, thành tựu Thế Giới Cực Lạc, thành tựu mười phương cõi nước, vô lượng vô biên chúng sanh viên thành Phật Đạo, công đức này lớn biết bao.

Ngày nay chúng ta lấy quả giác này, làm nhân địa của chúng ta, nhân quả là một không phải hai. Cho nên nhân tâm đốn đồng quả giác, nhân quả không hai, nhân quả đồng thời.

Trong Phật Pháp thường dùng hoa sen làm biểu pháp, không phân biệt tông phái, không phân hiển mật, cũng không phân biệt đại thừa hay tiểu thừa, tất cả đều dùng hoa sen làm biểu pháp.

Hoa sen biểu trưng điều gì?

Biểu trưng nhân quả không hai. Trong tất cả các loại thực vật, các loại hoa cỏ, chỉ có hiện tướng của hoa sen là viên mãn nhất. Quý vị thấy hoa sen nở, hạt đã có trong đó. Hoa là nhân, hạt là quả, hoa quả đồng thời, lấy ý này.

Trú trong niệm Phật, tâm ấn bất hoại, vật báu của công đức, chính là tâm này. Trong này quan trọng nhất là chữ trú, Phật phải trú trong tâm, an trú trong tâm. Trong tâm không có tạp niệm, chỉ có Phật, ngoài Phật ra không có gì cả. Niệm từ tâm khởi, âm thanh ra từ miệng, lại nghe từ tai.

Các bậc Cổ Đức dạy chúng ta phương pháp nhiếp tâm niệm Phật, Phật sanh khởi từ tâm, niệm ra từ miệng, tai nghe vào lại, tiếp tục trở về tâm. Tâm ấn này tương ưng với tánh đức, tánh đức bất hoại, đương nhiên tâm ấn cũng bất hoại.

Vật báu của công đức, chính là tâm này. Tâm này bất sanh bất diệt, thanh tịnh, đầy đủ tất cả, bất động, năng sanh vạn pháp, có thể thành tựu vạn pháp. Cho nên tâm ấn này, gọi là bảo ấn, đại nguyện Di Đà, phổ độ chúng sanh thành Phật.

Câu này rất quan trọng, đây đúng là tâm đại bồ đề, chúng ta có ý niệm này chăng, là có thật hay là giả có?

Phổ độ chúng sanh thành Phật là đại nguyện của Phật Di Đà. Nếu đệ tử Di Đà không có nguyện này, là không tương ưng với tâm của Di Đà. Tất cả Chư Phật khi còn ở nhân địa đều phát nguyện, Tứ hoằng thệ nguyện.

Thứ nhất là chúng sanh vô biên thề nguyện độ, độ ở đâu?

Độ như thế nào?

Ở sau nói thêm ba điều, tự hành hóa tha, đoạn phiền não, học pháp môn, thành Phật đạo, tự tha không hai. Đại nguyện Phật Di Đà nói đến tận cùng là phổ độ chúng sanh thành Phật, đương nhiên mình phải thành Phật trước. Mình chưa thành Phật, không thể phổ độ chúng sanh thành Phật.

Pháp môn Tịnh Tông, tự mình thành Phật như thế nào?

Niệm Phật thành Phật, được chăng?

Được.

Căn cứ vào đâu?

Đức Phật từng nói, tất cả pháp từ tâm tưởng sanh. Tâm tưởng của tôi là A Di Đà Phật, thành Phật, thành Phật chính là thành Phật A Di Đà. Thế Giới Tây Phương Cực Lạc có Phật A Di Đà, tâm tôi có Phật A Di Đà, là hòa thành nhất thể với Phật A Di Đà ở Thế Giới Cực Lạc.

Chư vị Bồ Tát khắp mười phương Thế Giới vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc, cũng là đồng một nguyện với Phật A Di Đà, phổ độ chúng sanh thành Phật. Đều thành nhất thể với Phật A Di Đà, đồng tâm đồng nguyện, đồng đức đồng hạnh với Phật. Pháp thân Phật Di Đà biến pháp giới hư không giới, báo thân và ứng thân cũng như vậy, vô cùng thù thắng trang nghiêm.

Vì thực hành đại nguyện này, cho nên đại khai pháp tạng, rộng thí vô tận công đức, là vật báu trang nghiêm vô thượng. Vì thực tiễn nguyện này, cho nên đại khai pháp tạng. Rộng thí, không có điều kiện, không có đối tượng cố định đặc biệt, tất cả chúng sanh. Vô tận công đức là báu trang nghiêm vô thượng, đây là chỉ Kinh Điển đại thừa.

Những người học Phật đều biết, Pháp Bảo vô thượng trong Kinh Luận Đại Thừa, Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, mọi người đều biết.

Thời đại Tùy Đường là thời kỳ hoàng kim của Phật Giáo, quốc gia hộ pháp, quốc vương, đại thần đều quy y Phật, hoằng hộ chánh pháp. Mười tông phái của đại thừa và tiểu thừa đều thành lập vào thời đó, rất thù thắng trang nghiêm.

Chư vị Tổ Sư Đại Đức, chúng ta tin rằng họ là người tái sanh, không phải phàm phu. Biết hậu nhân chúng ta đối với những Kinh Điển này có nghi hoặc, có phân biệt, có chấp trước, làm chướng ngại cho việc tu học, họ chuẩn bị trước cho chúng ta.

Trong tất cả Kinh Giáo này, Kinh Điển nào đứng hàng đầu?

Trước tiên chọn ra thứ nhất, Kinh nhất thừa, còn cao hơn cả Đại Thừa.

Kinh Pháp Hoa nói: Như Lai xuất thế, chỉ nói pháp nhất thừa, không hai cũng không ba, trừ Phật phương tiện nói. Mấy câu này rất quan trọng. Pháp nhất thừa, chư vị Tổ Sư Cao Tăng công nhận, chỉ có ba bộ Kinh là pháp nhất thừa.

***