Khi minh taâm kieán taùnh roài
Thöù gì cuõng thoâng suoát töôøng taän khoâng caàn phaûi hoïc

caotang.vn

PHẬT PHÁP TĂNG Ý NGHĨA CHÍNH LÀ GIÁC CHÁNH TỊNH

PHẬT PHÁP TĂNG Ý NGHĨA

CHÍNH LÀ GIÁC CHÁNH TỊNH

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Ngày nay chúng ta muốn học Phật, muốn ở ngay trong một đời này thành tựu, chúng ta làm thế nào để chọn lựa?

Đọc xong Tịnh nghiệp tam phước điều thứ nhất này, điều thứ hai là thọ trì Tam quy, cụ túc chúng giới, bất phạm oai nghi. Điều thứ hai có ba câu.

Thọ là tiếp thọ, trì là gìn giữ, Tam quy là gì vậy?

Quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, đây là cái ý gì vậy?

Người vào thời xưa hiểu, không vấn đề gì, người hiện tại không hiểu. Năm xưa khi tôi đọc Lục Tổ Đàn Kinh, xem thấy có một đoạn, năm xưa khi Lục Tổ còn tại thế, vì tất cả đại chúng truyền thụ Tam quy, văn đọc không giống như hiện tại.

Hiện tại chúng ta học Phật là tìm một Sư phụ, Sư phụ truyền cho bạn Tam quy giới, nói với bạn quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, thế nhưng Lục Tổ ở trong Đàn Kinh không phải nói như vậy, câu phát thệ của Ngài là quy y giác, quy y chánh, quy y tịnh, không như nhau. Phật Pháp Tăng ý nghĩa chính là giác chánh tịnh.

Chỗ này làm cho chúng ta nghĩ đến khi Đại Sư Huệ Năng còn tại thế, Phật Giáo truyền đến Trung Quốc đại khái khoảng một ngàn bảy trăm năm, từ thời Đại Sư Huệ Năng đến hiện tại chúng ta có một ngàn bốn trăm năm, Pháp truyền lâu rồi, dần dần nó biến chất rồi, cho nên Đại Sư Huệ Năng vào lúc đó không dùng quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, Ngài không nói như vậy.

Ngài nói quy y giác, quy y chánh, quy y tịnh, chỗ này khiến chúng ta nghĩ đến vào lúc thời Đường triều đó đã có người mê hoặc những danh tướng này nên sanh ra hiểu lầm đối với Phật Pháp, cho nên Ngài thẳng thắn dùng ý nghĩa của Trung Văn để giảng. Đây là chính xác, khế lý khế cơ.

Tam quy là cái ý gì?

Quy y Phật là giác mà không mê, chúng ta từ mê hoặc điên đảo quay đầu lại nương vào giác ngộ, đây gọi là quy y Phật.

Quy y Pháp, pháp là chánh tri chánh kiến, chúng ta từ tà tri tà kiến quay đầu lại nương vào chánh tri chánh kiến, đây gọi là quy y Pháp.

Quy y Tăng, Tăng là ý nghĩa của thanh tịnh, sáu căn thanh tịnh không nhiễm một trần, đây là người xuất gia. Thích Ca Mâu Ni Phật năm xưa còn ở đời làm ra tấm gương tốt nhất để cho chúng ta xem.

Chúng ta nghĩ đến quy y Tăng, chính là từ ô nhiễm, ô nhiễm tinh thần, ô nhiễm vật chất quay đầu lại, nương vào tâm thanh tịnh, đây chân thật gọi là tiếp nhận dạy bảo của Lão Sư, phải giữ gìn không mất.

Chúng ta khởi tâm động niệm, lời nói việc làm, có phải là tương ưng với giác chánh tịnh hay không, có phải thật là từ mê tà nhiễm quay về nương vào giác chánh tịnh hay không?

Vậy mới chân thật là quy y, đó không phải là giả. Đây là tổng cương lĩnh tu học của Phật Pháp, tổng phương hướng, tổng mục tiêu, bạn xem, bạn vừa vào cửa Phật, Lão Sư liền truyền thọ cho bạn.

Chúng ta tiếp nhận rồi, có phải ở ngay trong cuộc sống thường ngày khởi tâm động niệm đều nghĩ đến giác chánh tịnh hay không?

Nếu như chúng ta vẫn là mê, mê mà không giác, vẫn là tà mà không chánh, tư tưởng của chúng ta tà, ngôn hạnh của chúng ta cũng tà, tâm của chúng ta không thanh tịnh, thân của chúng ta cũng không thanh tịnh, khởi tâm động niệm là tự tư tự lợi, là tham sân si mạn, đó là không thanh tịnh, chúng ta không hề quy y.

Nếu nói chúng ta có Tam quy, Tam quy của chúng ta là trái ngược lại, Tam quy của chúng ta là quy mê, quy tà, quy nhiễm, vậy thì sai rồi.

Mê tà nhiễm thì tiền đồ là tối đen, mê tà nhiễm là ba đường ác, đời sau được thân người đều thành vấn đề, cho nên không có mười thiện phía trước bạn liền không có cách gì thọ trì Tam quy.

Điều kiện gì Phật sẽ truyền thọ Tam quy cho bạn?

Điều kiện thứ nhất phía trước bạn làm được, hiếu dưỡng phu mẫu, phụng sự Sư trưởng, từ tâm bất sát, tu Thập Thiện Nghiệp bạn làm được rồi, Phật liền truyền thụ Tam quy cho bạn, đem tổng mục tiêu phương hướng truyền cho bạn, bạn liền hướng theo phương hướng này, hướng theo mục tiêu này, gìn giữ không thể vượt khỏi.

Làm thế nào mới có thể hoàn thành?

Câu phía sau giảng cụ túc chúng giới, bất phạm oai nghi. Chúng giới là tiêu chuẩn của Giác Chánh Tịnh.

Bạn làm thế nào thì giác, làm thế nào thì là mê?

Đệ Tử Quy là tiêu chuẩn, Cảm Ứng Thiên là tiêu chuẩn, Thập Thiện Nghiệp Đạo là tiêu chuẩn, lại vào sâu hơn Kinh Tạng của đại thừa, đây mới là đệ tử chân thật. Bạn có được cái nền tảng rồi, bạn có thể nhập môn.

***