Khi minh taâm kieán taùnh roài
Thöù gì cuõng thoâng suoát töôøng taän khoâng caàn phaûi hoïc

caotang.vn

PHẬT PHÁP LÀ GÌ? BUÔNG XUỐNG LÀ PHẬT PHÁP

PHẬT PHÁP LÀ GÌ?

BUÔNG XUỐNG LÀ PHẬT PHÁP

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Trong loài người, Bồ Tát thị hiện thân người, hóa độ mọi người thì cũng chẳng lìa tướng người, nhưng Ngài chẳng chấp tướng.

Bất luận thị hiện ở chỗ nào, thị hiện trong đường nào, chúng ta hãy nhớ một nguyên tắc, các Ngài chắc chắn chẳng khởi tâm động niệm.

Khởi tâm động niệm còn không có, lấy đâu ra phân biệt, chấp trước?

Nguyên tắc này vĩnh hằng bất biến, nên gọi là chân lý. Trong kiến trúc của Phật Giáo Trung Quốc, chúng ta đến viếng một ngôi Chùa, quý vị thấy đầu tiên là sơn môn, Thiên Vương Điện và Thần Hộ Pháp. Hai bên sơn môn thờ Tứ Đại Thiên Vương, chính giữa thờ Di Lặc Bồ Tát.

Tượng Di Lặc Bồ Tát luôn tạc hình Bố Đại Hòa Thượng đời Tống. Lúc lâm chung, Bố Đại Hòa Thượng bảo mọi người Ngài là Di Lặc Bồ Tát hóa thân. Nói xong, ngồi xếp bằng mà tịch, đó là thật, chẳng giả.

Nói là Phật, Bồ Tát chi đó tái lai, nói xong chẳng đi, tức là giả, chẳng thật. Thân phận vừa bộc lộ, bèn ngay lập tức ra đi, bất luận do chính mình nói hay do người khác nói. Nếu thân phận bị bộc lộ bèn ra đi. Do vậy, tại Trung Quốc, từ đó trở đi, hễ tạo Tượng Di Lặc Bồ Tát, bèn tạc Tượng Bố Đại Hòa Thượng.

Tại Trung Quốc, Bố Đại Hòa Thượng biểu thị pháp gì?

Biểu thị đại từ đại bi, phô ra khuôn mặt tươi cười đón tiếp người khác, biểu thị sự đối đãi bình đẳng, đối xử hòa hài với nhau, biểu thị điều này.

Người biết nhìn, sẽ có thể thấy sâu hơn nữa, Ngài biểu thị buông xuống, buông xuống vạn duyên. Ngài hằng ngày khất thực trên đường, người khác cúng dường Ngài thứ gì, Ngài đều bỏ vào trong túi vải. Mỗi ngày Ngài xách một cái túi vải to.

Đã có người hỏi Ngài: Phật Pháp là gì?

Lão Nhân gia buông túi vải xuống đất, hai tay buông thõng. Người khác thấy dáng vẻ ấy liền biết là buông xuống. Buông xuống là Phật Pháp, người ta nhìn bèn hiểu là buông xuống.

Lại hỏi lão nhân gia, sau khi đã buông xuống thì nên làm như thế nào?

Ngài cầm lấy túi vải, đặt trên lưng bước đi, chẳng ngoảnh đầu lại.

Ý nghĩa gì vậy?

Sau khi đã buông xuống, bèn nâng lên. Nâng lên là hóa độ chúng sanh. Buông xuống là chính mình, giống như ly rời lìa đang được nói ở đây. Ly là buông xuống.

Quý vị thấy thị hiện Thanh Văn, Bích Chi Phật là nâng lên, tức là nên dùng thân gì để đắc độ, bèn hiện thân ấy. Tuy hiện thân độ chúng sanh, chính mình chẳng chấp trước dấu vết, đó là buông xuống. Buông xuống và nâng lên là cùng một chuyện, chẳng phải là hai chuyện.

Thấy thấu suốt vốn là buông xuống, buông xuống là thấy thấu suốt. Hoặc chúng ta nói cách khác, nâng lên là buông xuống, buông xuống là nâng lên, là một, không hai.

Đó là diệu pháp. Buông xuống nhưng chẳng nâng lên, nâng lên mà chẳng buông xuống thì pháp ấy chẳng diệu. Quý vị thấy diệu ở chỗ hành thế gian pháp, nhưng chẳng chấp thế gian pháp, đó là diệu.

Cùng hết thảy chúng sanh hòa quang đồng trần, nhưng trên thực tế, chẳng nhiễm mảy trần, cùng đại chúng hòa quang đồng trần, nhưng chẳng nhiễm mảy trần.

Đó là Bồ Tát đại triệt đại ngộ chẳng trụ vô vi, chẳng trụ hữu vi, có thể hành thế gian pháp, nhưng y báo và chánh báo trang nghiêm trong mười pháp giới chẳng mảy may trở ngại Ngài, lý sự vô ngại, sự sự vô ngại.

***