Khi minh taâm kieán taùnh roài
Thöù gì cuõng thoâng suoát töôøng taän khoâng caàn phaûi hoïc
PHẬT LÀ BUÔNG TOÀN BỘ
VỌNG TƯỞNG, PHÂN BIỆT,
CHẤP TRƯỚC XUỐNG
Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
Hiện tượng vật chất và hiện tượng tâm lý thảy đều phải buông xuống, vì sao?
Chúng là giả. Linh quang độc diệu là chân, linh quang độc diệu là trí huệ bát nhã sẵn có trong tự tánh, vạn đức, vạn năng.
Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật đã dạy: Hết thảy chúng sanh đều có trí huệ và đức tướng của Như Lai. Chữ linh quang chỉ điều ấy, chỉ cần quý vị buông phân biệt, chấp trước xuống, nó sẽ hiển hiện.
Cố Liên Trì Đại Sư tán viết: Đại tai chân thể, bất khả đắc nhi tư nghị giả, kỳ duy tự tánh dư.
Vì thế, Liên Trì Đại Sư ca ngợi: Lớn thay chân thể. Chẳng thể nghĩ bàn thì chỉ có mỗi tự tánh mà thôi. Những câu này đều nhằm tán thán tự tánh.
Tự tánh cũng là bất đắc dĩ, gượng đặt tên là tự tánh, như trong phần trước đã nói: Ngay cả cái tên tự tánh cũng đừng nên chấp trước. Hễ quý vị chấp trước thì cũng trật rồi.
Đoạn tiếp theo là: Thật tướng chi chỉ, như thượng thô minh tông chỉ của thật tướng đã được giảng thô thiển như trên đây, tông chỉ của thật tướng đã được giảng đại khái trong đoạn trước. Hết thảy các Kinh Đại Thừa đều căn cứ trên thật tướng của các pháp để nói, đấy là chân tướng của hết thảy các pháp.
Đức Phật giảng Kinh căn cứ vào đâu?
Căn cứ trên chân tướng của hết thảy các pháp để nói.
Nói những gì?
Những gì Phật nói cũng chẳng rời khỏi chân tướng của hết thảy các pháp.
Chúng ta có thể nói: Thích Ca Mâu Ni Phật, thậm chí hết thảy Kinh Giáo do mười phương ba đời hết thảy Chư Phật Như Lai đã nói, đều nhằm giảng những gì?
Thật tướng của Chư Pháp. Nếu dùng một câu đơn giản, gần gũi để nói thì là giảng về chân tướng của Vũ Trụ vạn pháp, giảng về điều ấy.
Tiếp đó, lại nói về bản Kinh này: Chí ư bổn Kinh thể tánh còn như thể tánh của Kinh này, đối với bộ Kinh Vô Lượng Thọ này, hà đắc xưng vi thật tướng da?
Cớ sao gọi là thật tướng, cũng có thể gọi là thật tướng ư?
Hạ thân kỳ thuyết, nghĩa là tiếp đó bèn nói rõ, quả đúng như vậy.
Thế Thân Bồ Tát, Ngài Thế Thân còn gọi là Thiên Thân, trong Vãng Sanh Luận có mấy câu như thế này: Trang nghiêm Phật Độ công đức thành tựu, trang nghiêm Phật công đức thành tựu, trang nghiêm Bồ Tát công đức thành tựu, thử tam chủng thành tựu nguyện tâm trang nghiêm, ưng tri trang nghiêm Cõi Phật công đức thành tựu, trang nghiêm Phật công đức thành tựu, trang nghiêm Bồ Tát công đức thành tựu. Nên biết...
Ba thứ thành tựu ấy là thành tựu trong Tây Phương Cực Lạc Thế Giới: Phật độ cõi nước Phật là y báo, Phật, Bồ Tát là chánh báo. Phật là buông toàn bộ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước xuống. Bồ Tát là đang buông xuống, chưa buông sạch sành sanh, chưa triệt để, đấy là Bồ Tát.
Bồ Tát là tiếng Phạn, Huyền Trang Đại Sư giải thích, dịch sang nghĩa tiếng Hán là giác hữu tình. Hữu tình là còn có tình thức, tình thức chưa đoạn, nhưng đã giác ngộ.
Phật thì sao?
Phật là giác, dùng một chữ này là được rồi, phía sau chẳng có hữu tình. Phật thật sự giác ngộ viên mãn rốt ráo. Bồ Tát tuy giác ngộ, nhưng tình thức chưa đoạn, Huyền Trang Đại Sư dịch theo cách ấy.
Chúng ta gọi những bản dịch trước thời Huyền Trang Đại Sư là Cổ Dịch, Cổ Đại Đức dịch chữ Bồ Tát thành đại đạo tâm chúng sanh, đại đạo tâm là giác, chúng sanh là hữu tình, cũng dịch rất hay.
***