Khi minh taâm kieán taùnh roài
Thöù gì cuõng thoâng suoát töôøng taän khoâng caàn phaûi hoïc

caotang.vn

PHẬT KHÔNG PHẢI THẦN, PHẬT LÀ NGƯỜI!

PHẬT KHÔNG PHẢI THẦN,

PHẬT LÀ NGƯỜI!

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Thả hữu Nhất Thiêt Kinh Âm Nghĩa sở trích tự, nhi chư bản giai vô giả, đại để thông tâp đa, tắc truyền tả đa, nhi đắc thất dị đồng diệc đa. Đây là nói rõ nguyên nhân, nhiều người sao chép.

Đồng một bản gốc, chúng ta hai người sao chép, chúng ta đem bản sao đối chiếu, thì của hai người có thể không giống nhau, bản gốc giống nhau, sao thì không giống nhau.

Sao sót mất, làm không cẩn thận, hoặc là khi sao chép, âm đọc chúng ta viết chữ khác, cho nên sai chữ, việc này khó tránh được. Đây cũng là nghiên cứu vì sao có những sai lầm lớn như vậy.

Hựu viết chân giải vân, dĩ thẩm chư dịch, thị Phạn bản quảng đa, chí sử truyền dịch văn nghĩa, tồn một tường lược bất đông nhỉ. Đây là chân giải ông ta cũng cảm thấy đại khái nguyên bản Phạn Văn truyền đến Trung Quốc, không chỉ một loại. Cho nên mới phát sanh tình trạng này.

Tổng minh bản Kinh vi Phật đa thú tuyên thuyết, là suy đoán từ Kinh Điển phiên dịch lưu lại hiện nay, khẳng định Kinh này, Phật không chỉ giảng một lần. Thả tụng tập giả đa là nhiều người đọc tụng, học tập.

Phạn bản truyền tả giả đa, Phạn bản hữu đa chủng, tồn một tường lược hữu bất đồng, Phạn giáp ta bản hựu dị thoát lạc, cố kim chư dịch bản thậm hữu sai dị.

Trong này có một câu chúng ta cần đặc biệt lưu ý tụng tập, thời đại hiện tại này, Phật Giáo suy yếu, suy đến mức độ nào?

Phật Giáo đã biến thành Tôn Giáo, chúng ta hậu thế đệ tử Phật, không kể tại gia hay xuất gia đều có tội. Khi Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, ba mươi bảy tuổi khai ngộ liền dạy học, day suốt một đời mãi đến khi già chết, không bỏ qua một ngày nào.

Ngài dạy học lúc đó dạy học không có văn tự, không có sách vở, các Kinh Điển này là sau khi Phật diệt độ, chúng đệ tử mọi người cùng đề cử Tôn Giả A Nan, đem Kinh mà Phật còn tại thế đã giảng, đọc lại một lần. Trí nhớ của A Nan rất tốt lại nghe hết toàn vẹn, thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni không rời xa một ngày, phụng dưỡng Phật Đà.

Thỉnh Ngài đọc lại, năm trăm đồng học làm chứng, nghe A Nan đọc mọi người đều gật đầu, đích thực là Phật có nói như vậy, ghi chép lại. Nếu có một người đề xuất ý kiến, hình như không phải như vậy, thì câu nói này không dùng nữa, làm niềm tin cho đời sau.

Cho nên Kinh Điển là gì?

Là Phật Thích Ca Mâu Ni lúc bấy giờ giáo huấn cho đại chúng. Nghe xong lời Phật dạy phải y giáo phụng hành, y giáo phụng hành là tập, học là lúc thực hành nó, chúng ta mới chân chánh đạt được lợi ích, cho nên Kinh không phải để cho chúng ta đọc, đọc là một phương tiện để ghi nhớ nó.

Quan trọng là ở tập, tập là gì?

Biến nó làm thành hành vi sinh hoạt của chính chúng ta, làm thành kiến giải, tư tưởng của chính chúng ta, cái này quan trọng, mọi người chúng ta ngày nay xem Phật như Thần. 

Sai rồi. Phật không phải Thần, Phật là người, ở trên cách xưng hô rất rõ ràng, chúng ta xưng Phật Thích Ca Mâu Ni là Bổn Sư, thầy giáo căn bản.

Chúng ta tự xưng mình là đệ tử, chúng ta với Phật Thích Ca Mâu Ni có quan hệ như thế nào?

Quan hệ thầy trò. Trong Tôn Giáo không có quan hệ thầy trò, Đạo Phật không phải Tôn Giáo. Học trò bất tài chúng ta đã biến nó thành Tôn Giáo. Có lỗi với Ngài, như vậy thì có tội lỗi. Ở Trung Quốc lịch sử Phật Giáo biến thành Tôn Giáo rất ngắn. Thầy Lý đã từng nói với tôi, không vượt qua ba trăm năm, trong lịch sử ghi lại, thời đại Càn Long.

Gia Khánh vẫn chưa thay đổi. Tất cả các Đạo Tràng, Tự Viện, Am Đường này của Phật Giáo đều dạy học, đều lên lớp. Cho nên Tự Viện, Am Đường là trường học, nó với Tự Viện không liên can. Cho nên nhà Phật gọi là Chùa, Chùa không phải là Miếu, trong Miếu là Tôn Giáo, đó là cúng Thần, Phật không gọi Miếu, Phật gọi là Chùa.

***