Khi minh taâm kieán taùnh roài
Thöù gì cuõng thoâng suoát töôøng taän khoâng caàn phaûi hoïc

caotang.vn

PHẬT GIÁO NÓI TRỊ GỐC, TRỊ GỐC LÀ GIẢNG KINH THUYẾT PHÁP

PHẬT GIÁO NÓI TRỊ GỐC, TRỊ GỐC

LÀ GIẢNG KINH THUYẾT PHÁP

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Quý vị xem Tân Cựu Ước, Tân Cựu Ước là Kinh Điển y cứ của ba Tôn giáo. Đạo Do Thái y vào Cựu Ước, đạo Cơ Đốc y vào Tân Ước, đạo Thiên Chúa học cả Tân Cựu Ước.

Trong cuốn sách đó nói gì?

Quan trọng nhất là: Thần yêu thương con người, thượng đế yêu thương con người, họ không nói là yêu thương tín đồ, mà yêu thương con người, giống như ý nghĩa đại từ đại bi trong Phật Giáo vậy.

Trên Thế Giới vẫn còn một Tôn giáo lớn nữa là Hồi Giáo, tín đồ hơn mười ức người, bộ Kinh quan trọng là Kinh Cổ Lan, đầu tiên chắc chắn có câu: Chân chủ thật sự là nhân từ.

Đó chẳng phải giống nhau sao?

Phương hướng mục tiêu hoàn toàn như nhau. Chỉ là nhưng tiểu tiết trong cuộc sống không giống nhau thôi. Cho nên Tôn giáo có thể đoàn kết, Tôn giáo có thể cứu quả địa cầu này.

Họ tôn sùng sự cầu nguyện, cầu nguyện có hiệu quả chăng?

Có hiệu quả. Nhưng đó là trị ngọn, chứ chẳng phải trị gốc. Tai họa trước mặt thật sự hóa giải được, tai họa lớn thành tai họa nhỏ, tai họa nhỏ thành không có nữa, thật sự có hiệu quả. Nhưng khi không cầu nguyện thì nó lại xuất hiện, cho nên nó không phải là trị gốc.

Trị gốc là sao?

Đạo Phật nói trị gốc, trị gốc là giảng Kinh thuyết pháp. Ngày nào cũng giảng khiến mọi người khai ngộ, ngày nào cũng học, chúng ta thật sự gặt hái được hạnh phúc mỹ mãn của đời người.

Người xưa hiểu được, trước khi Phật Giáo truyền vào Trung Quốc, Lão Tổ Tông biết: Kiến Quốc quân dân, giáo học vi tiên. Người xưa chú trọng nhất là giáo dục.

Giáo dục bắt đầu từ đâu?

Bắt đầu từ thai giáo. Khi người mẹ mang thai, thai nhi còn trong bào thai vẫn chưa ra đời, nhưng nó đã đang học rồi. Sự việc này được người thời nay phát hiện ra.

Bác sĩ tâm lý ở phương Tây dùng thủ đoạn thôi miên, khiến cho người ta trở lại lúc còn trong bào thai, hỏi cảm giác đó, họ đều nói ra được. Cho nên mới biết được, khi còn trong bào thai đã có đủ tri giác.

Tâm tư, động tác, ngôn ngữ, cử chỉ của người mẹ đều ảnh hưởng đến thai nhi, đều ảnh hưởng đến đứa trẻ. Như thế mới thật sự khẳng định rằng, việc thai giáo của người xưa rất có lý.

Đứa trẻ từ khi chào đời, nó mở mắt ra là đã biết nhìn, biết nghe, nó đã bắt đầu học rồi đấy. Cho nên người xưa chú trọng cội rễ giáo dục, đứa trẻ từ khi ra đời cho đến ba tuổi, một ngàn ngày này là cội rễ giáo dục. Trong một ngàn ngày này phải cẩn thận chăm sóc nó.

Tất cả những việc bất thiện, không được để nó nghe thấy, không được để nó nhìn thấy, không được để nó tiếp xúc. Cha mẹ phải trông coi kỹ, trước mặt nó, ngôn ngữ cử chỉ của cha mẹ phải hợp lý, phải có quy củ.

Vì sao vậy?

Vì đứa trẻ học theo mà. Cho nên dân tộc Trung Hoa có bề dày lịch sử năm ngàn năm, năm ngàn năm trường trị cửu an, dân tộc này có trí huệ, có đức hạnh. Trên thế giới bốn nền văn minh lớn, ba không còn nữa, duy có Trung Quốc còn tồn tại.

Đạo lý gì vậy?

Giáo dục, hiểu được giáo dục, hoàn toàn tương đồng với tư tưởng giáo dục của Đức Phật.

***