Khi minh taâm kieán taùnh roài
Thöù gì cuõng thoâng suoát töôøng taän khoâng caàn phaûi hoïc

caotang.vn

PHẬT GIÁO CHẲNG PHẢI LÀ TÔN GIÁO

PHẬT GIÁO CHẲNG

PHẢI LÀ TÔN GIÁO

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Phật dùng phương pháp gì để giúp những chúng sanh khổ nạn và chúng sanh trong lục đạo?

Phật dùng giáo học.

Vì thế, thuở lão nhân gia tại thế đã nêu gương cho chúng ta: Sau khi khai ngộ bèn bắt đầu dạy học. Ba mươi tuổi khai ngộ, bảy mươi chín tuổi viên tịch, suốt bốn mươi chín năm chẳng bỏ sót ngày nào, hằng ngày dạy dỗ.

Phật Môn đệ tử chúng ta bất luận tại gia hay xuất gia, nhất định phải ghi nhớ: Đức Phật xuất hiện trong thế gian này để làm gì?

Dùng phương pháp gì?

Chúng ta phải học tập điều ấy. Phật Giáo truyền đến Trung Quốc là giáo dục, chẳng phải là Tôn giáo, quý vị chớ nên không biết điều này. Đạo Tràng Phật Giáo là cơ sở, thời cổ gọi là Tự.

Tự có nghĩa là gì?

Vì sao gọi là tự?

Tự là cơ quan làm việc của chính phủ, trực tiếp thuộc quyền cai quản của Hoàng Đế. Nếu quý vị đến Bắc Kinh, đến thăm Cố Cung, trong Cố Cung có chín Tự. Một đơn vị bầy tôi của Hoàng Đế được gọi là Tự.

Tự, có nghĩa là vĩnh viễn thiết lập, chẳng thể phế trừ. Do vậy, Tự được thành lập từ đời Hán cho mãi đến đời Thanh cũng không thay đổi. Triều Đại thay đổi theo mỗi đời, chỉ riêng chín Tự không thay đổi danh xưng.

Phật Giáo truyền đến Trung Quốc cũng được gọi là Tự, vì thế, dưới Hoàng Đế có mười Tự, tức là vốn đã có chín tự, thêm vào cơ cấu này nhà Chùa thành mười Tự.

Tự này nhà Chùa Phật Giáo làm chuyện gì?

Lo dạy học.

Giáo dục Trung Quốc biến thành hai cơ cấu: Bản thân Nhà Vua nắm giữ một cơ cấu, giáo dục của Phật Đà do chính Nhà Vua nắm giữ, nên được phổ cập rất nhanh, phổ cập toàn quốc, vì mọi người tôn kính Hoàng Thượng. Cơ cấu kia là giáo dục Nho Gia do Tể Tướng nắm giữ, nó có một bộ riêng, gọi là bộ Lễ.

Bộ Lễ là bộ giáo dục. Tể tướng cai quản bộ giáo dục, Hoàng Thượng tự mình nắm giữ Nhà Chùa, tức bộ giáo dục của Phật Đà. Hai nền giáo dục tồn tại song song ở Trung Quốc, Phật Giáo chẳng phải là Tôn giáo.

***