Khi minh taâm kieán taùnh roài
Thöù gì cuõng thoâng suoát töôøng taän khoâng caàn phaûi hoïc

caotang.vn

PHÁP HỶ NÀY LÀ TỪ TRƯỜNG THÙ THẮNG NHẤT. ĐỐI VỚI CON NGƯỜI MÀ NÓI, ĐÂY LÀ DINH DƯỠNG TỐT NHẤT

PHÁP HỶ NÀY LÀ TỪ TRƯỜNG

 THÙ THẮNG NHẤT. 

ĐÂY LÀ  DINH DƯỠNG TỐT NHẤT

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Thật sự học như thế mới có pháp hỷ. Học nhi thời tập chi mới có hỷ duyệt, trong giáo pháp đại thừa gọi là pháp hỷ sung mãn. Sự hoan hỷ này không phải đến từ bên ngoài, mà từ tự tánh lưu xuất ra, pháp hỷ này là từ trường thù thắng nhất. Đối với con người mà nói, đây là dinh dưỡng tốt nhất.

Ngạn ngữ có câu: Nhân phùng hỷ sự tinh thần sảng, từ sáng đến tối hoan hỷ, sao có thể bệnh được?

Cho thấy người này không ưu tư, không phiền não, ngày nay nói không bị áp lực.

Vì sao?

Vì người đó vô ngã, cho nên cũng không có đối lập. Trong tâm họ, không riêng con người mà cả sơn hà đại địa, đều là Chư Phật Như Lai, đều là thanh tịnh pháp thân, thác sự hiển pháp. Sự sự giai thị, pháp pháp giai thị.

Đại Sớ nói: Lập tượng thụ tý, đó là đưa ra ví dụ, trong Thiền Tông thầy giáo khảo học trò, học trò kiến tánh, tánh như thế nào?

Một thái độ rất tự nhiên để diễn tả, thầy giáo gật đầu là thông qua.

Vì sao?

Ông kiến tánh, tánh ở đâu?

Pháp nào không phải là tánh?

Đưa một ngón tay cũng là biểu thị, nói không được. Họ cùng một cảnh giới giống nhau, một động tác nhỏ là hiểu được hết, không phải hiểu được ở hình tướng, mà hiểu được nhau ở ý niệm.

Điều này lượng tử lực học ngày nay phát hiện ra, tùy tiện đưa ra một pháp, không pháp nào là chẳng phải, pháp pháp đều là nó, xúc mục giai đạo. Những điều này trong Kinh Hoa Nghiêm nói.

Xem trong bổn Kinh này. Bổn Kinh, Bồ Đề Đạo Tràng Phẩm. Đây là đoạn Kinh Văn trong phẩm thứ mười lăm. Hựu kỳ Đạo Tràng hữu bồ đề thụ, phục do kiến bỉ thụ cố, hoạch tam trùng nhẫn. Nhất âm hưởng nhẫn, nhị nhu thuận nhẫn, tam giả vô sanh pháp nhẫn.

Cây là vô tình, là thực vật. Ở Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, tiếp xúc đến cây là khai ngộ, cây biết nói pháp, thấy sắc nghe âm đều có thể khai ngộ. Chúng tôi nói sơ qua về ba loại nhẫn này. Tam nhẫn là ba loại nhẫn.

Nguyện thứ bốn mươi tám trong Kinh Vô Lượng Thọ, Đức Phật dạy: Văn danh đắc nhẫn, nghe thấy danh hiệu của Đức Phật A Di Đà là được ba loại nhẫn, nguyện thứ bốn mươi bảy trong bốn mươi tám nguyện: Cử Thanh Văn giả đắc tam pháp nhẫn chi nguyện, nhi ngôn đệ nhất pháp nhẫn, đệ nhị pháp nhẫn, đệ tam pháp nhẫn.

Pháp nhẫn ở đây là gì?

Không nói ra. Vị cử kỳ pháp nhẫn chi danh, nhân thị nhi chư sư chi giải bất đồng. Vì Đức Phật không nói ra danh xưng của ba loại nhẫn này. Sau này pháp vị, đây là tên của một vị Pháp Sư, trong Kinh Nhân Vương nói ra năm loại nhẫn, tam nhẫn là ba loại nhẫn đầu, chính là phục nhẫn, tín nhẫn, thuận nhẫn. Cảnh Hưng, là Pháp Sư người Nhật, cho rằng trong phục nhẫn có ba nhẫn là thượng trung hạ.

Pháp Sư Huyền Nhất nói là Kinh Văn ở đoạn sau, trong Bồ Đề Đạo Tràng Phẩm thứ mười lăm, nói về ba loại nhẫn, ba loại nhẫn là: Âm hưởng nhẫn, nhu thuận nhẫn, vô sanh pháp nhẫn. Ngài dùng Kinh Văn trong bổn Kinh này để giải thích, đều có thể giảng thông được. 

Vô Lượng Thọ Kinh văn, Vãng Sanh Cực Lạc chi nhân, văn thất bảo thụ lâm chi âm thanh nhi đắc tam chủng chi nhẫn. Đây chính là điều đạt được ở cây Bồ Đề, cây Bồ Đề có thể hiện sắc, cũng có thể hiện âm thanh, rất tự nhiên, mà còn tùy chúng sanh tâm, ứng sở tri lượng.

Ở dưới cội Bồ Đề nói tôi muốn thấy Thế Giới Ta Bà, chỗ đó ngày xưa tôi từng ở, cội cây này sẽ giống như màn hình Ti vi, lập tức quý vị thấy trạng thái ở Thế Giới Ta Bà. 

Quý vị muốn nghe giảng Kinh, nghe âm nhạc, đều có thể tùy theo nguyện vọng của quý vị, mấy người ở chung một chỗ, tôi muốn nghe giảng Kinh Vô Lượng Thọ, người kia muốn nghe Kinh Hoa Nghiêm, tôi thật sự nghe thấy giảng Kinh Vô Lượng Thọ, người kia nghe đang giảng Kinh Hoa Nghiêm. Cực kỳ vi diệu, không hề nhiễu loạn nhau. Vật chất ở Thế Giới Cực Lạc đều biết thuyết pháp.

***