Khi minh taâm kieán taùnh roài
Thöù gì cuõng thoâng suoát töôøng taän khoâng caàn phaûi hoïc

caotang.vn

NGƯỜI TẠO NGŨ NGHỊCH THẬP ÁC KHI LÂM CHUNG, CÓ THỂ TIN ĐƯỢC LÀ ĐÃ QUAY ĐẦU RỒI, CÓ THỂ QUAY ĐẦU LÀ CÓ THỂ VÃNG SANH

NGƯỜI TẠO NGŨ NGHỊCH THẬP ÁC

KHI LÂM CHUNG, CÓ THỂ TIN ĐƯỢC

LÀ ĐÃ QUAY ĐẦU RỒI, CÓ THỂ QUAY

ĐẦU LÀ CÓ THỂ VÃNG SANH

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Vì sao phải vãng sanh?

Là vì cái này, không lấy Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, tu hành quá khó. Mười phương tam thế nhất thiết Chư Phật Như Lai, đều hướng dẫn người tu hành cầu sanh Tịnh Độ.

Chư Phật Như Lai không ích kỷ, không vì mình, đều muốn giúp cho người khác thành tựu, nơi nào nhân duyên thù thắng thì giới thiệu cho chúng sanh đi về đó. Niệm niềm đều nghĩ độ chúng sanh, niệm niệm đều mong chúng sanh quay đầu, chúng sanh thành Phật, không bao giờ nghĩ đến bản thân mình.

Trong Kinh Phẩm Vãng Sanh Chánh Nhân có dạy rằng: Chư vãng sanh giả, giai đắc A Duy Việt Trí, viên chứng tam bất thoái. Chư vãng sanh giả, câu này rất quan trọng, Tứ Độ Tam Bối Cửu Phẩm, bất luận là phẩm vị nào.

Bất luận là chúng sanh có căn tánh gì, chỉ cần bạn có thể vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc, Hạ Hạ Phẩm ở Đồng Cư Độ cũng tốt, cũng là Bồ Tát A Duy Việt Trí, đều có kim sắc thân đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, đều được làm Phật, đó là khẳng định.

Ý câu này nói rằng Phàm Thánh Đồng Cư Độ, vì sao vậy?

Kim sắc thân, ba mươi hai tướng, đều có nơi Đồng Cư Độ. Tướng của người vãng sanh giống như tướng của Phật A Di Đà vậy. Cõi Cực Lạc hơn các cõi khác trong mười phương, phàm phu đới nghiệp sanh về cõi này, bèn được A Duy Việt Trí. A Duy Việt Trí, dịch là bất thoái.

A Duy Việt Trí là tiếng Phạn, dịch thành tiếng Trung có nghĩa là bất thoái chuyển, vị bất thoái, hành bất thoái, niệm bất thoái. Dưới đây nói, bất thoái có ba nghĩa, đã giải thích cho chúng ta, bất thoái có ba nghĩa.

Thứ nhất, vị bất thoái, nhập thánh lưu, Thánh Nhân, Thánh lưu, khu vui chơi của Thánh Nhân.

Phải cần điều kiện gì?

Ở Thế Giới của chúng ta đây phải đoạn kiến hoặc, bạn mới có thể nhập Thánh Lưu. Thánh lưu là Sơ Quả của tiểu thừa, còn đại thừa thì Kinh Hoa Nghiêm có ghi, đó là Bồ Tát Sơ Tín trong Thập Tín, trong Phật Pháp gọi là tiểu tiểu thánh, Sơ Quả.

Phải buông bỏ thân kiến, không nên chấp trước thân là của mình, phải buông bỏ biên kiến, quyết định không có niệm đối lập, không đối lập với mọi người, không đối lập với sự việc, không đối lập với tất cả vạn vật, buông bỏ hết.

Kế đến buông bỏ thành kiến, chính là ý kiến của riêng mình, không có ý kiến của riêng mình. Thành kiến lại chia làm, thành kiến của nhân và thành kiến của quả. Thành kiến của nhân gọi là giới thủ kiến, thành kiến của quả gọi là kiến thủ kiến, hai loại thành kiến lớn này đều không có.

***