Khi minh taâm kieán taùnh roài
Thöù gì cuõng thoâng suoát töôøng taän khoâng caàn phaûi hoïc

caotang.vn

NẾU CHÚNG TA DIỆT TRỪ NGHIỆP CHƯỚNG, NƠI ĐÂY LẬP TỨC SẼ LÀ CỰC LẠC

NẾU CHÚNG TA DIỆT TRỪ

NGHIỆP CHƯỚNG, NƠI ĐÂY

LẬP TỨC SẼ LÀ CỰC LẠC

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Đạt đến Thế giới nhất thừa thanh tịnh, Vô Lượng Thọ. Nói theo thực tế, y báo và chánh báo của hết thảy các Cõi Phật đều bình đẳng, chẳng khác gì Tây Phương Cực Lạc Thế Giới.

Chỗ thù thắng của Thế Giới Tây Phương so với những Cõi Phật khác là do nguyện lực của A Di Đà Phật chẳng thể nghĩ bàn. Nguyện lực ấy đã phát ra khi Ngài tu nhân, trong phần sau chúng ta sẽ đọc đến.

Khi Chư Phật hành Bồ Tát đạo, đã phát nguyện khác với một đại nguyện chung, đại nguyện chung ấy tức là tứ hoằng thệ nguyện thường được nhắc đến trong Kinh Giáo. Tứ hoằng thệ nguyện là tổng cương lãnh, mỗi vị Phật đều có, nhưng tế hạnh sẽ khác nhau.

Chúng ta có thể nói là A Di Đà Phật đã phát ra các nguyện đạt tới viên mãn rốt ráo, vô cùng vi tế, chẳng tìm thấy khiếm khuyết nào.

Nguyện to tát, bi tâm khẩn thiết, nguyện dùng phương pháp bình đẳng phổ độ hết thảy chúng sanh, đối với các thứ căn tánh bất đồng đều có thể dùng một phương pháp xảo diệu để độ, phương pháp ấy là danh hiệu sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật, thật sự chẳng thể nghĩ bàn. Đó là chỗ đặc biệt thù thắng của Di Đà Tịnh Độ.

Nếu không có nguyện lực của A Di Đà Phật gia trì, thần thông của các Bồ Tát tuy cũng to lớn, nhưng chẳng viên mãn, chắc chắn chẳng viên mãn. Châu biến cũng là vô lượng.

Nếu như trong vô lượng mà cũng có số lượng thì đó là vô lượng hữu hạn, trong vô lượng chẳng có số lượng thì mới là vô lượng thật sự. Trong Kinh đại thừa, chúng ta thường thấy khu vực giáo hóa của một Đức Phật tối thiểu là một tam thiên đại thiên Thế giới, đó là một đại thiên Thế giới.

Có vị Phật, khu vực giáo hóa là hai, ba đại thiên Thế giới, có vị là mười mấy đại thiên Thế giới. Quý vị thấy các Ngài làm Phật, duyên giáo hóa chúng sanh khác nhau, đúng là do gặp duyên khác biệt.

Chỉ riêng A Di Đà Phật kết thiện duyên với tất cả chúng sanh trong khắp pháp giới hư không giới, thật sự làm được. Vì lẽ đó, quốc độ của Phật Di Đà vô lượng vô biên, chẳng có cùng tận, chỗ nào cũng đều là quốc độ của Ngài.

Cõi nước Cực Lạc ở đâu?

Ở ngay nơi đây cũng là Cực Lạc, chẳng có ngoại lệ. Vấn đề là chúng ta chẳng thấy. Chẳng thấy là do bản thân chúng ta có nghiệp chướng ngăn trở. Nếu chúng ta diệt trừ nghiệp chướng, nơi đây sẽ lập tức là Cực Lạc.

Lại còn một chính là hết thảy, hết thảy chính là một, đây là cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Vì thế, nói đạt đến nhất thừa, nhất thừa là nhất Phật thừa, chẳng phải là Bồ Tát thừa.

Thanh tịnh Vô Lượng Thọ Thế Giới là nói đến quả, chứng đắc bằng cách nào?

Niệm Phật tam muội.

***