Khi minh taâm kieán taùnh roài
Thöù gì cuõng thoâng suoát töôøng taän khoâng caàn phaûi hoïc

caotang.vn

NẾU BIẾT CHÂN TƯỚNG NÀY, TÂM QUÝ VỊ SẼ BUÔNG XUỐNG

NẾU BIẾT CHÂN TƯỚNG NÀY,

TÂM QUÝ VỊ SẼ BUÔNG XUỐNG

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Trong năm loại bồ đề tâm, loại được coi là bồ đề tâm ở mức tối thiểu chính là thật sự giác ngộ, giác ngộ tự tánh của chúng ta và tự tánh của Như Lai không hai, không khác. Diệu tâm là chân tâm, chân tâm vốn trọn đủ vô lượng trí huệ và đức năng.

Ở đây, sách Diễn Nghĩa đã sánh ví chân tâm với Như Ý Châu. Tâm, Phật, chúng sanh là ba thứ chẳng sai biệt, tuy một mà ba, tuy ba mà một. Tâm ấy là không, là giả, là trung. Tông Thiên Thai nói Tam Chỉ, Tam Quán, ở đây nói tới Không, Giả, Trung Tam Quán.

Cớ sao gọi là không?

Thể là không, có mấy ai trong chúng ta biết được?

Đối với không, thưa cùng chư vị, xác thực là không vô sở hữu. Không chỉ là đối với hết thảy các thứ thọ dụng nơi hoàn cảnh quý vị chẳng đạt được, mà ngay cả thân thể này cũng chẳng đạt được.

Từ lúc quý vị bước vào Phật Đường, đã một tiếng đồng hồ trôi qua, các tế bào trong thân thể đã thay cũ đổi mới chẳng biết là bao nhiêu. Nếu thân thể là của ta, sẽ chẳng nên có hiện tượng ấy. Thay cũ đổi mới tức là sanh diệt vô thường, sanh diệt trong từng sát na.

Thân còn chẳng phải là của chính mình, còn có thứ gì là của chính mình nữa?

Cái này của ta, cái kia của ta, đó là vọng tưởng, chấp trước. Chỉ có vọng tưởng, chấp trước. Trừ vọng tưởng, chấp trước ra, những thứ khác đều vô sở hữu.

Chư Phật, Bồ Tát biết chân tướng sự thật, ngay nơi cái thể chính là không, trọn chẳng thể được. Nếu biết chân tướng này, tâm quý vị sẽ buông xuống. Trong hết thảy các pháp, chẳng có được mất, tâm bèn thanh tịnh, bèn bình đẳng, giác chứ không mê.

***