Khi minh taâm kieán taùnh roài
Thöù gì cuõng thoâng suoát töôøng taän khoâng caàn phaûi hoïc

caotang.vn

MỖI NGÀY ĐỀU HỒI HƯỚNG CHO HỌ, MONG TIÊU TAI HÓA GIẢI NHỮNG OÁN KẾT ĐÓ

MỖI NGÀY ĐỀU HỒI HƯỚNG CHO HỌ,

 MONG TIÊU TAI HÓA GIẢI 

NHỮNG OÁN KẾT ĐÓ

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Khi mới xuất gia có gặp một người, tôi xuất gia ở Chùa Lâm Tế, Chùa Lâm Tế có hội niệm Phật, Hội Trưởng họ Lâm, là Cư Sĩ Lâm, người Phúc Châu. Ông tu tập rất tốt, lớn tuổi hơn tôi, hơn mười mấy hai mươi tuổi, làm Cư Sĩ đã lâu, tu hành từ sớm, làm hội trưởng hội niệm Phật.

Cùng tu với nhau mỗi tuần, ông làm Duy Na, rất giỏi phép tắc. Nhưng khi mất sợ chết, những người đồng tu niệm Phật để ông vãng sanh. Ông yêu cầu những người đồng tu không nên niệm Phật A Di Đà, mà niệm Bồ Tát Quán Thế Âm, mong Bồ Tát Quán Thế Âm gia hộ ông.

Bạn thấy đến cuối cùng, cuối cùng không cần đến Phật A Di Đà nữa, cần Bồ Tát Quán Thế Âm. Bồ Tát Quán Âm, cũng không gia hộ ông, ông mất, không biết sinh vào cõi nào, chắc chắn không thể vãng sanh. Ông hiểu đạo lý Tịnh Độ, ông cũng thường giảng khai thị cho người khác, khuyên người khác, đến cuối đời, không thể vượt qua của ải đó.

Quý vị thấy vấn đề này không đơn giản, chúng ta thử nghĩ, đến cuối đời, liệu chúng ta có đi lên vết xe đổ của ông chăng?

Ai dám chắc?

Nếu ông sống có thể hỏi. Ông luôn cảm thấy mình là người đã nắm chắc, mình tu hành tốt hơn người khác, đấy là một thí dụ chúng ta tận mắt nhìn thấy.

Bởi thế muốn vãng sanh Tịnh Độ, không phải đến lúc gần mất mới buông bỏ, khi gần mất sợ không buông được. Buông bỏ ngay bây giờ, đừng chấp trước ngay giờ phút này, bạn mới nắm chắc.

Tất cả tuỳ duyên, người khác muốn thế nào, cứ tuỳ thuận họ, thế mới hay, buông bỏ triệt để, tại sao?

Nó đang thử sức ta, tôi đang muốn về Cực Lạc, tôi không lưu luyến gì trên thế gian này, còn gì không buông bỏ đâu?

Còn một chút không buông bỏ, đó là tình chấp, đấy là rắc rối của ta.

Tất cả tuỳ duyên, gì cũng được, trong sinh hoạt đời thường, phải rèn luyện những gì?

Vô ngã, không tự tư tự lợi, đừng có tôi muốn như thế này, tôi muốn như thế kia, như thế là không được.

Những thứ đó là rắc rối của ta khi gần mất, dứt khoát không được coi thường, tại sao?

Tập khí từ vô thỉ đến giờ. Tôi học Phật đã ngần ấy năm, thường khuyên mọi người, cũng để khuyên mình, phải thấy rõ năm thứ kiến hoặc. Bởi vì đấy là cội gốc của tất cả rắc rối, đầu tiên là chấp thân này là của ta, sai lầm, thân không phải là ta. Đừng nên quá chú trọng thân này, thân là giả.

Người xưa nói rất hay, mượn giả tu chân, dùng thân thể giả này để làm gì?

Sử dụng tốt nhất, dùng nó để tu chân, dùng nó để đoạn trừ tất cả những tập khí vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của chúng ta. Như thế mới đúng, đầu tiên là đừng chấp thân này là tôi.

Thứ hai, phải buông bỏ thiên kiến, nhà Phật gọi là biên kiến, biên kiến là gì?

Đối lập, ta không đối lập với tất cả mọi người, không đối lập với tất cả sự vật, không đối lập với tất cả vạn vật, hoà đồng với tất cả, gì cũng vui cả, không đối lập.

Người khác đối lập với ta, ta không đối lập với người khác. Phải biết rằng, trong đối lập sẽ sinh ra oán thân trái chủ như chúng ta vẫn thường nói. Bởi ta đối lập với người, người sẽ đối lập với bạn. Trong vô tình hay hữu ý, sinh ra oán hận oán cừu, sau này gặp lại bèn oan oan tương báo.

Ta ngăn trở họ, khi bạn mắc kẹt, họ đến ngăn trở bạn, lấy báo trả báo, vấn đề này rất rắc rối. Ngày nay chúng ta học Phật đã hiểu, oan gia nên giải không nên kết, những người ta không thích, huỷ báng ta, làm nhục ta, ngăn trở ta, huỷ hại ta, ta nên cúng họ một bài vị sống, đặt cạnh Tượng Phật. Mỗi ngày đều hồi hướng cho họ, mong tiêu tai hoá giải oán kết đó, rất hay.

Thế nhưng bây giờ, từ sáng đến tối, vẫn như thế, vẫn oán hận, đấy không phải do ta tạo ra sao?

Đây đã tiêu rồi, tạo ở chỗ khác, chướng ngại của ta làm sao đoạn hết được?

***