Khi minh taâm kieán taùnh roài
Thöù gì cuõng thoâng suoát töôøng taän khoâng caàn phaûi hoïc

caotang.vn

KINH KHÔNG THỂ KHÔNG ĐỌC, KHÔNG THỂ KHÔNG HỌC. PHẬT KHÔNG THỂ KHÔNG NIỆM

KINH KHÔNG THỂ KHÔNG ĐỌC,

KHÔNG THỂ KHÔNG HỌC.

PHẬT KHÔNG THỂ KHÔNG NIỆM

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Câu đối với các hữu tình, thường dùng từ nhân làm hoài bảo, chúng ta có làm được chăng?

Nó quá quan trọng, như vậy mới gọi là tấm lòng Bồ Tát. Lòng dạ vốn có của quý vị đều tự cho mình hơn người, người khác đều không bằng mình.

Cảm giác ưu việt, tâm trạng ngạo mạn khinh thị người khác, đó là lòng dạ gì?

Là lòng dạ của ba đường ác. Học Phật tạo tội nghiệp của ba đường ác, vẫn phải đọa vào ba đường ác. Người suốt đời giảng Kinh dạy học, vẫn tự tư tự lợi, vẫn bị cuốn vào danh văn lợi dưỡng, không có chút từ bi thương xót nào, đời sau vẫn đọa địa ngục.

Người giảng Kinh sao lại đọa địa ngục?

Giảng Kinh là một việc, tâm hành sở tạo là tội nghiệp của tam đồ. Tạo nghiệp đương nhiên chịu quả báo, không thể vì người này giảng Kinh thuyết pháp, mà có thể không chịu quả báo, không có đạo lý này. Chúng ta không thể không biết điều này. Học Phật phải bắt đầu từ đây, phải thường dùng từ nhẫn làm hoài bảo.

Hòa nhan là dung nhan nhu hòa. Nhu hòa chất trực trong tứ đức của Hoàn Nguyên Quán, nói rất nhiều. Trong nghịch cảnh ác duyên, dung nhan càng phải nhu hòa, hóa giải nhân duyên bất thiện của quá khứ và hiện tại. Trong Kinh Điển Đức Phật dạy chúng ta, oan gia nên giải không nên kết, không kết oán với người. Phải thường nghi nhớ, hóa giải.

Đời xưa đời nay, chúng ta kết biết bao nhiêu duyên với chúng sanh. Có thiện duyên, có ác duyên, còn có duyên vô ký, không gọi là thiện ác. Phải biết cách hóa giải những điều này như thế nào. Chuyển tất cả những chúng sanh có duyên thành pháp duyên, làm bạn lữ đồng tu của mình.

Chúng ta phải ở trong các nhân duyên này nâng cao chính mình. Không biết cách nâng cao, sẽ bị đọa lạc trong các nhân duyên này, như vậy là sai. Trong tất cả các cảnh duyên phải biết nâng cao cảnh giới, đừng để gặp cảnh duyên hiện tiền liền đọa lạc.

Thiện duyên thuận cảnh thì khởi tâm tham, nghịch duyên ác cảnh khởi sân nhuế, sai lầm. Tham tâm là đường ngạ quỷ, sân nhuế là đường địa ngục. Duyên tuyệt đối không tách rời được, nó liên quan quá lớn, thời gian quá dài.

Chúng ta không có túc mạng thông, không có thiên nhãn thông, không nhìn thấy không biết. Từ trong Kinh Điển nhận được rất nhiều tin tức, biết rằng sống trong thế gian này, chung sống với đại chúng không phải là việc đơn giản.

Tiếp theo, Hội Sớ nói: Trong lìa vọng nhiễm, cho nên ngoài thường ôn hòa, gọi là dung nhan nhu hòa. Tu nhu hòa chất trực, vẫn phải buông bỏ phiền não. Không buông được vọng nhiễm, nhu hòa không thể hiện ra. Bên trong lìa vọng nhiễm, đó là chân công phu, học vấn thật sự, tánh đức hiện tiền. Thường ôm ấp từ bi nhẫn nhục là tánh đức, dung nhan nhu hòa ái ngữ đều là tánh đức.

Chúng ta muốn buông bỏ, trước tiên cần phải nhìn thấu, nhìn thấu đối với Kinh Điển nhất định có sở ngộ tương đối. Muốn có sở ngộ, đối với Kinh Giáo nhất định phải thuần thục, phải thông đạt thấu triệt, sau đó mới có sở ngộ. Có sở ngộ, tâm thái mình hoàn toàn thay đổi, trở lại bình thường.

Tâm thái bình thường, thái độ bên ngoài, ngôn ngữ cũng đều bình thường. Kinh không thể không đọc, không thể không học. Phật không thể không niệm.

***