Khi minh taâm kieán taùnh roài
Thöù gì cuõng thoâng suoát töôøng taän khoâng caàn phaûi hoïc

caotang.vn

HIỂU SÁNG TỎ RỒI, PHẬT PHÁP LÀ GIÁO DỤC XÃ HỘI ĐA NGUYÊN VĂN HÓA

HIỂU SÁNG TỎ RỒI,

PHẬT PHÁP LÀ GIÁO DỤC

XÃ HỘI ĐA NGUYÊN VĂN HÓA

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Phật Giáo dạy người, cũng là đem sự việc này xếp vào môn học đầu tiên trong dạy học. Chúng ta đến Am Đường hay Tự Viện, thông thường công trình kiến trúc đầu tiên của nhà Phật chính là Điện Thiên Vương, chúng ta cũng có thể gọi là Thần hộ pháp.

Ngay chính giữa Điện Thiên Vương cúng dường hình tượng Bồ Tát Di Lặc. Người Trung Quốc tạo tượng Bồ Tát Di Lặc đều lấy hình tướng của Hòa Thượng Bố Đại. Hòa Thượng Bố Đại xuất hiện ở Trung Quốc vào thời Nam Tống.

Quý vị có lẽ đều hiểu rõ, Nam Tống có một vị đại tướng tên là Nhạc Phi, Ngài là người cùng thời đại với Nhạc Phi. Ngài xuất hiện tại huyện Phụng Hóa, Chiết Giang. Khi Ngài sắp đi, Ngài nói cho mọi người biết Ngài là Bồ Tát Di Lặc hóa thân đến.

Ngài nói xong thì liền đi ngay, đây là thật. Nếu như nói rồi mà không đi thì đó là giả, người đó không đáng tin. Hiện nay chúng ta nghe có rất nhiều Pháp Sư, Đại Đức nói họ là Phật tái lai, Bồ Tát tái lai, nói xong mà không đi, vậy là không thể tin được.

Ngài nói xong liền đi ngay. Cho nên về sau, người Trung Quốc tạo Tượng Bồ Tát Di Lặc đều lấy hình tượng của Ngài. Cái tướng này của Ngài rất đặc sắc, ý nghĩa biểu pháp vô cùng rõ ràng. Ngài có cái tướng hoan hỷ, tươi cười đón người, pháp hỷ sung mãn, nên người ta gọi Ngài là Phật Hoan Hỷ.

Biểu pháp đặc trưng thứ hai là bụng của Ngài rất lớn, biểu thị có sức chứa, có thể bao dung, cho nên từ hình tượng của Ngài, Cổ Đức đã đề ra tám chữ hai câu: Sinh tâm bình đẳng. Hiện tướng hỷ duyệt.

Hai câu nói này là môn học đầu tiên, dạy người sơ học chúng ta nhất định phải có sức chứa, phải bao dung tất cả. Không thể bao dung thì nhất định không thể học Phật.

Tại sao vậy?

Phật Pháp chúng ta hiện nay hiểu rõ ràng rồi, hiểu sáng tỏ rồi, Phật Pháp là giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa. Đa nguyên văn hóa, điều quan trọng nhất chính là có thể bao dung, vì nếu không thể bao dung thì không thể bàn đến giáo dục đa nguyên văn hóa, cho nên phải đem bao dung đặt ở vị trí hàng đầu. Đây là điều chúng ta không thể không biết, không thể không học tập.

Người học Phật, bất luận là tại gia hay xuất gia, học Phật không có gì khác, đó chính là học cách làm thế nào chung sống hòa thuận với các quần thể khác nhau, văn hóa khác nhau, Tôn Giáo tín ngưỡng khác nhau. Cho nên môn học đầu tiên này, chúng ta chưa làm cho rõ ràng thì về sau học Phật có rất nhiều chướng ngại, rất nhiều khó khăn. 

Câu thứ hai là nhân quí đoán. Nhân là nhân từ. Chỗ đáng quý của nhân từ là quyết đoán.

Quyết đoán điều gì vậy?

Thị phi, thiện ác, tà chánh, bạn phải có năng lực biện biệt. Đây mới là nhân từ chân chánh.

Nhà Phật thường nói: Từ bi đa họa hại, phương tiện xuất hạ lưu, thế nhưng nhà Phật lại nói từ bi làm gốc, phương tiện làm cửa. Nhìn từ mặt trái thì từ bi đúng là đa họa hại, phương tiện xuất hạ lưu.

Đây là nguyên nhân gì vậy?

Là do làm việc theo tình cảm, không có trí tuệ quyết đoán. Nếu như là sự quyết đoán của trí tuệ thì sự việc này có thể phòng ngừa. Phật Pháp là nền giáo dục trí tuệ. Có trí tuệ chân thật thì mới có thể hòa hợp các quần thể khác nhau, mới có thể khiến pháp thân khỏe mạnh.

Phạm vi pháp thân này của chúng ta ngày nay quá lớn rồi, chúng ta đem nó thâu nhỏ lại thì xã hội khỏe mạnh, điều này thì quí vị dễ dàng thể hội. Mọi người có thể chung sống hòa thuận thì xã hội này khỏe mạnh, quốc gia khỏe mạnh, thế giới khỏe mạnh. Phật Pháp dạy học, mục đích là ở chỗ này. Đối với sự nâng cao đức hạnh, trí tuệ của cá nhân phải đạt đến viên mãn.

Trí tuệ, đức hạnh viên mãn có tác dụng gì vậy?

Chính là thế giới đại đồng, tất cả chúng sanh chung sống hòa thuận. Tất cả chúng sanh này không chỉ là tất cả nhân loại, mà còn bao gồm động vật, bao gồm thực vật, bao gồm đất đai sông núi, đều có thể chung sống hòa thuận.

Chúng ta dứt khoát không nên cho rằng chỉ động vật mới có tánh linh, còn thực vật và khoáng vật thì không có tánh linh, nếu như cho rằng như vậy là sai rồi. Thực vật cũng có tánh linh, khoáng vật vẫn có tánh linh, đá cũng có tánh linh.

Nếu như nói đá không có tánh linh, vậy thì sinh công thuyết pháp, đá vô tri sao biết gật đầu?

Cho nên khoáng vật cũng có tánh linh.

Bạn muốn hỏi, tại sao nó có tánh linh?

Là do cùng một pháp tánh biến hiện ra. Tánh linh của nó với tánh linh của động vật chúng ta, thành thật mà nói là không có khác nhau, đúng như nhà Phật nói là không tăng, không giảm. Động vật hoàn toàn không có tăng tí nào, thực vật và khoáng vật cũng hoàn toàn không có giảm tí nào.

***