Khi minh taâm kieán taùnh roài
Thöù gì cuõng thoâng suoát töôøng taän khoâng caàn phaûi hoïc

caotang.vn

HẾT THẢY BỒ TÁT ĐỀU NGƯỠNG MỘ, TIN TƯỞNG VĂN THÙ ĐẠI TRÍ, PHỔ HIỀN ĐẠI HẠNH

HẾT THẢY BỒ TÁT ĐỀU NGƯỠNG MỘ,

TIN TƯỞNG VĂN THÙ ĐẠI TRÍ,

PHỔ HIỀN ĐẠI HẠNH

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Chương Gia Đại Sư là Thượng Sư bên Mật Tông, Ngài khuyên tôi Mật Giáo nhất định phải tu học từ Hiển Giáo, dạy tôi hãy nương theo Kinh Luận đại thừa, Ngài cũng chẳng khuyên tôi Tu Tịnh Độ.

Sau này, gặp thầy Lý, thầy Lý học với Ấn Quang Đại Sư là bậc Đại Đức trong Tịnh Tông, biết sự thù thắng của Tịnh Độ, nhưng cụ khuyên tôi rất nhiều lần, tôi chẳng bài xích, chẳng khinh dễ Tịnh Độ.

Cụ đưa Ấn Quang Văn Sao cho tôi xem, tôi đọc xong một lượt, đối với Tịnh Độ có chút ấn tượng, chẳng hề hủy báng, cũng tán thán, nhưng chính mình chẳng chịu học, mà học Kinh Điển đại thừa.

Thầy giảng Kinh Hoa Nghiêm tại Đài Trung, tôi giảng Kinh Hoa Nghiêm tại Đài Bắc, giảng đến một nửa đột nhiên nghĩ đến chuyện này, xem đoạn văn này mới quay đầu là bờ, thật sự phát tâm.

Vì thế, tôi từ học Phật mà trở về Tịnh Độ, nói chung, hai mươi năm trước chẳng thật sự dụng tâm đọc Kinh Tịnh Độ, hai mươi năm sau mới bắt đầu nghiêm túc đọc Tụng Kinh Luận Tịnh Độ.

Tôi tin tưởng, Phật, Bồ Tát đã bảo là pháp khó tin, đối với tôi quả thật khó tin. Nếu không có Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, tôi chẳng thể trở về Tịnh Độ, những bộ Đại Kinh ấy đã dẫn dắt tôi về Tịnh Độ.

Vì thế, tôi có ấn tượng rất sâu đối với mấy câu này. Hết thảy Bồ Tát đều ngưỡng mộ, tin tưởng Văn Thù đại trí, Phổ Hiền đại hạnh. Ngưỡng là kính ngưỡng, chẳng còn bàn cãi chi nữa, hai vị Bồ Tát này là đại trí, đại hạnh. Phổ đạo chúng sanh đồng quy Cực Lạc.

Thị cố thử Kinh, liệt vi Thượng Thủ. Thứ lệ Di Lặc giả, Đại Bảo Tích Kinh, Phát Thắng Chí Nhạo Hội, Di Lặc Vấn Phật, nhược hữu chúng sanh phát thập chủng tâm, tùy nhất nhất tâm, chuyên niệm hướng ư A Di Đà Phật, thị nhân mạng chung đương đắc vãng sanh bỉ Phật Thế Giới hướng dẫn trọn khắp chúng sanh cùng về Cực Lạc. Vì thế, Kinh này xếp các Ngài vào hàng Thượng Thủ. Kế đó, nêu tên Ngài Di Lặc.

Trong Pháp Hội Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo của Kinh Đại Bảo Tích, Ngài Di Lặc hỏi Phật: Nếu có chúng sanh phát mười loại tâm, do mỗi tâm chuyên niệm, hướng về A Di Đà Phật, người ấy mạng chung sẽ sanh về thế giới của Đức Phật ấy.

Đây là trong Kinh Bảo Tích, trong hội ấy, Di Lặc Bồ Tát có nói mấy câu như vậy. Ngài nói nếu có chúng sanh phát mười loại tâm, chúng tôi trích lục mười loại tâm ấy từ Tam Tạng Pháp Số, đều sao lục từ Kinh Bảo Tích, rất quan trọng.

Kinh dạy như thế này: Di Lặc Bồ Tát bạch Phật ngôn Như Phật sở thuyết, A Di Đà Phật Cực Lạc Thế Giới công đức lợi ích.

Di Lặc Bồ Tát bạch Phật: Như Đức Phật đã nói về công đức và lợi ích trong Thế Giới Cực Lạc của A Di Đà Phật, những điều ấy do Đức Thế Tôn Giảng cho Di Lặc Bồ Tát, nhược hữu chúng sanh phát thập chủng tâm, tùy nhất nhất tâm chuyên niệm bỉ Phật, thị nhân mạng chung đương đắc vãng sanh dã nếu có chúng sanh phát mười loại tâm, dùng mỗi tâm để chuyên niệm Đức Phật ấy, người đó mạng chung sẽ được vãng sanh.

Chúng ta phải nghiêm túc học tập mười loại tâm ấy, hai loại đầu tiên biểu thị lòng đại từ đại bi của Di Lặc Bồ Tát. 

Thứ nhất là vô tổn hại tâm, người niệm Phật đều phải tu mười loại tâm ấy. Niệm Phật chi nhân, ư chư chúng sanh, thường khởi đại từ chi tâm, bất gia tổn hại, linh đắc khoái lạc, thị danh vô tổn hại tâm người niệm Phật thường khởi tâm đại từ đối với các chúng sanh, chẳng gây tổn hại, khiến cho họ được vui sướng, nên gọi là tâm chẳng tổn hại.

Từ bi làm đầu, phát tâm ấy như thế nào?

Người bình thường chẳng phát được, chỉ có đại thừa Bồ Tát, vì sao?

Đại Thừa Bồ Tát mới thật sự biết chúng sanh trong pháp giới vốn cùng một thể. Sách Hoàn Nguyên Quán của Hiền Thủ Quốc Sư đã giảng nguyên khởi của vũ trụ, đây là một đại vấn đề, là một vấn đề lớn trong triết học và khoa học, mãi cho đến hiện thời cũng chẳng có cách nào giải quyết. Biết có chuyện ấy, nhưng chuyện ấy rốt ráo là như thế nào, chẳng ai có thể nói được.

Vũ trụ do đâu mà có?

Vì sao có vũ trụ?

Con người do đâu mà có?

Ta do đâu mà có?

Trọng yếu nhất là ta, ta do đâu mà có?

Chỉ trong đại thừa Phật Pháp là những vấn đề ấy được giảng rõ ràng, ngay cả các nhà khoa học lượng tử hiện thời cũng chẳng có cách nào giảng rõ ràng như Đức Phật.

Thật sự hiểu rõ ràng, minh bạch thì khắp pháp giới hư không giới hính mình vốn là một, một thể, một thân, thân ấy được gọi là pháp thân, chẳng phải là thân nghiệp báo, mà là pháp thân.

Thân nghiệp báo là một phân tử, một tế bào, một sợi lông trong pháp thân. Pháp thân không có sanh diệt, đạo lý chẳng sanh diệt này nói rất sâu. Trong Kinh Giáo đại thừa, Đức Phật bảo chúng ta vốn chẳng sanh.

****