Khi minh taâm kieán taùnh roài
Thöù gì cuõng thoâng suoát töôøng taän khoâng caàn phaûi hoïc

caotang.vn

HỄ TIN TƯỞNG, QUÝ VỊ BÈN CÓ PHƯỚC

HỄ TIN TƯỞNG,

QUÝ VỊ BÈN CÓ PHƯỚC

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Thâm nhập một môn, huân tu dài lâu, đắc tam muội ngay trong môn ấy. Tam muội là định, tâm thanh tịnh hiện tiền. Vì mỗi ngày quý vị nghĩ đến nó, chẳng có hơi sức đâu để nghĩ đến điều gì khác, toàn bộ những thứ tạp nhạp trong thế gian đều buông xuống, trong tâm chỉ giữ một thứ là Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh, chỉ một thứ ấy.

Giữ lâu ngày, tập khí phiền não tự nhiên đoạn hết. Đoạn phiền não, tam muội hiện tiền, sau một thời gian lâu dài, quý vị sẽ đại triệt đại ngộ, khai ngộ Kinh Vô Lượng Thọ. Một ngộ, hết thảy ngộ.

Không chỉ đối với hết thảy các pháp do Đức Thế Tôn đã nói trong bốn mươi chín năm, mà vô lượng đại pháp do mười phương ba đời hết thảy Như Lai đã giảng, quý vị đều thông suốt toàn bộ.

Vì sao?

Chẳng lìa tự tánh. Quý vị đã tìm được năng sanh, năng hiện, năng biến, đối với sở sanh, sở hiện, sở biến, không gì chẳng thông đạt, hiểu rõ toàn bộ. Tin tức này tốt đẹp, rất khó gặp gỡ, chúng ta đã gặp, phải tin tưởng. Hễ tin tưởng, quý vị bèn có phước.

Vì sao?

Tin tưởng thì quý vị sẽ thật sự muốn học, đúng như pháp tu hành, nên thật sự đạt được lợi ích. Nếu quý vị không tin, sẽ chẳng phát khởi ý nguyện học tập. Nói theo nhà Phật là chẳng phát tâm bồ đề.

Bởi lẽ, đối với tín, giải, hành, chứng, chẳng thể lý giải thấu triệt giáo huấn của Phật, Bồ Tát, lý giải chính xác, quý vị tu tập bằng cách nào?

Quý vị tu học toàn là sai lầm, dẫu dụng công, dù nỗ lực, vẫn chẳng đạt được hiệu quả, cuối cùng mất lòng tin đối với Phật Pháp. Nếu bị mất lòng tin, nẩy sanh hoài nghi, lại hủy báng Phật Pháp, tạo nghiệp quá nặng, chẳng bằng không học.

Đồng tu học Phật, bất luận xuất gia hay tại gia, chớ nên không biết điều này. Thật sự muốn học thì vun bồi cội rễ giáo dục quan trọng hơn bất cứ điều gì khác. Quý vị không có cội rễ, dẫu nỗ lực cũng uổng công. Giống như trồng cây, thiếu rễ, quý vị trồng cách nào nó cũng chẳng sống được.

Rễ quan trọng. Tại Trung Quốc, vào thời cổ, người học Phật có bốn cội rễ. Vì thế, đời nào cũng đều có người chứng quả, khai ngộ, đắc định rất nhiều. Đắc định là đắc tâm thanh tịnh. Khai ngộ, chứng quả, tâm bình đẳng, tâm chánh giác đều hiện tiền, chánh giác là chứng quả.

Đối với bốn cội rễ ấy, phải biết Phật Giáo Trung Quốc kể từ giữa đời Đường trở đi, không còn vun bồi cội rễ tiểu thừa. Xưa kia, tiểu thừa có Thành Thật Tông và Câu Xá Tông. Từ giữa đời Đường trở đi, Tổ Sư Đại Đức đề xướng dùng Nho, dùng Đạo thay thế tiểu thừa. Vì thế, Nho, Thích, Đạo biến thành một nhà.

Ngày nay chúng ta phải vun bồi căn cội, hãy hành theo giáo huấn của Tổ Tiên, vì hơn một ngàn bảy trăm năm qua, người thành tựu rất nhiều. 

Chúng ta dùng Đệ Tử Quy của Nho Gia, Thái Thượng Cảm Ứng Thiên của Đạo Gia, dùng Thập Thiện Nghiệp Đạo của Phật Pháp, đấy là ba cội rễ, người xuất gia còn có một thứ nữa là Sa Di Luật Nghi, do bốn căn cội, quý vị mới thành tựu thù thắng.

Hiện thời, chúng ta không thể thực hiện câu du tâm không lý trong Gia Tường Sớ, nhưng pháp thân Bồ Tát thật sự có thể làm được câu ấy. Hiện thời, chúng ta có thể du tâm Di Đà đã tuyệt lắm rồi, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, trừ A Di Đà Phật ra, thứ gì cũng đều không có.

***