Khi minh taâm kieán taùnh roài
Thöù gì cuõng thoâng suoát töôøng taän khoâng caàn phaûi hoïc

caotang.vn

HÀNG NGÀY KHÔNG RỜI KINH PHẬT, KHÔNG SANH TẬP KHÍ PHIỀN NÃO

HÀNG NGÀY KHÔNG RỜI KINH PHẬT,

KHÔNG SANH TẬP KHÍ PHIỀN NÃO

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Chí thành tâm, thâm tâm, phát nguyện hồi hướng tâm. Đây là điều Đức Phật nói trong Kinh. Chí thành tâm là thể, là bản thể của bồ đề tâm, thâm tâm và phát nguyện hồi hướng tâm là dụng. Thâm tâm là tự thọ dụng, phát nguyện hồi hướng tâm là tha thọ dụng, là đối với người, tâm bồ đề đối với người như thế nào.

Trong Khởi Tín Luận, Bồ Tát Mã Minh cũng nói về bồ đề tâm, Ngài nói về ba tâm, thứ nhất là trực tâm, thứ hai là thâm tâm, thứ ba là đại bi tâm. Chúng ta hợp Kinh và Luận lại xem sẽ dễ hiểu hơn. Trực tâm là tâm chí thành, thâm tâm thì Kinh và Luận đều nói như vậy.

Thâm tâm nghĩa là thế nào?

Chư vị Tổ Sư có chú giải, chú giải cũng rất dễ hiểu, hiếu thiện hiếu đức nghĩa là thâm tâm.

Đã lâu tôi thường nói với quý vị về phát bồ đề tâm, tôi thêm vào đó mấy chữ, trong Kinh Luận đều nói ba chữ, tôi nói năm chữ, mọi người sẽ dễ hiểu, tôi dùng năm câu, mười chữ thể của bồ đề tâm là chân thành, tự thọ dụng của bồ đề tâm, chính là thâm tâm, rất khó hiểu, tôi dùng văn tự trên đề Kinh Vô Lượng Thọ.

Trên đề Kinh có năm chữ: Thanh tịnh, bình đẳng, giác, đây chính là thâm tâm, cho nên tất cả đều là hai chữ, trên chữ giác thêm vào chữ chánh, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, đây là thâm tâm.

Phía sau thêm vào hai chữ từ bi nghĩa là tha thọ dụng, đối với người khác phải đại từ đại bi, đối với chính mình phải thanh tịnh bình đẳng giác. Thể là chân thành, thanh tịnh chân thành, Bình đẳng chân thành, chánh giác chân thành, từ bi chân thành, đây là bồ đề tâm.

Mấy chữ trên đề Kinh này, đúng là bao la vạn tượng. Nếu lấy Tam Bảo mà nói, Phật Pháp Tăng Tam Bảo, Thanh Tịnh là Tăng Bảo, Bình Đẳng là Pháp Bảo, Chánh Giác là Phật Bảo, quý vị xem có đầy đủ Tam Bảo.

Đầy đủ tam học, tam học là giới định huệ, thanh tịnh là giới học, bình đẳng là định học, chánh giác là huệ học. Quý vị xem, trong đây có đầy đủ Tam Bảo và tam học. Ba học vị cũng ở trong đây, thanh tịnh là A La Hán, bình đẳng là Bồ Tát, giác là Phật, tất cả đều ở trong đó.

Trong cuộc sống hàng ngày, từ sáng đến tối, khởi lên ý niệm là tương ưng với nó, không rời nó. Niệm niệm chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi, gọi là phát bồ đề tâm.

Tâm này phát lên rồi, phải thực hành như thế nào?

Thực hành  ba cội rễ, thật sự thực hành được ba cội rễ này rồi, là bước đầu thực hành bồ đề tâm, bước đầu rất quan trọng, bước đầu là nền tảng mà, nếu không có bước đầu sẽ chẳng có bước thứ hai. Nếu không thực hành được ba cội rễ này, thì bồ đề tâm chỉ có tiếng chứ không có thật, đó không phải thật có.

Niệm niệm không rời bồ đề tâm, nhất hướng chuyên niệm, chắc chắn thành tựu. Một phương hướng, một mục tiêu, một bộ Kinh, một câu Phật hiệu, chẳng có người nào không thành tựu. Trong một đời này viên mãn thành Phật. Tu những pháp môn khác rất khó.

Khó chỗ nào?

Khó chỗ đoạn phiền não, không đoạn được phiền não. Pháp môn Tịnh Độ không cần đoạn phiền não, chỉ cần khống chế phiền não là được rồi. Khống chế phiền não dễ hơn đoạn phiền não nhiều.

Dùng phương pháp nào để khống chế?

Dùng nhất hướng chuyên niệm. Hàng ngày không rời Kinh Phật, không sanh tập khí phiền não.

Đọc Kinh cách nào?

Lưu Tố Vân cư sĩ, là tấm gương, cô ấy nói, mỗi ngày nghe Kinh mười tiếng đồng hồ.

Nghe Kinh gì vậy?

Nghe Kinh Vô Lượng Thọ, không nghe Kinh nào khác. Trong tay cô có đĩa giảng Kinh của tôi, đĩa giảng ngày xưa, ngày xưa giảng mỗi đĩa là một giờ đồng hồ, cô ấy vẫn còn nghe những đĩa đó. Mỗi ngày nghe mười tiếng đồng hồ, mười tiếng đồng hồ không phải nghe mười đĩa, mà chỉ nghe một đĩa, có nghĩa là một đĩa nghe mười lần.

Cô ấy đã nghe như vậy, đại khái nghe mười năm rồi. Nghe nói, cô ấy giảng ở đây, mỗi ngày hai tiếng đồng hồ, bảy ngày giảng mười bốn tiếng, ở đây có đĩa giảng của cô ấy. Sau khi nói chuyện ở đây xong, bên Thâm Quyến mời cô ấy qua bên đó, mỗi ngày giảng tám tiếng đồng hồ, cô ấy không cần soạn bài giảng.

Chúng tôi tin cô ấy không cần nhìn bài giảng, quý vị nghĩ xem, mỗi ngày nghe mười lần, mỗi đĩa nghe mười lần, đã nghe mười năm rồi, mà còn cần nhìn bài giảng nữa sao?

Mỗi ngày tám tiếng đồng hồ, càng giảng càng hứng thú, càng giảng càng hoan hỷ, nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu.

Quý vị hỏi cô ấy có nắm chắc vấn đề vãng sanh chăng?

Chắc chắn cô ấy trả lời rằng, nắm chắc. Đây không phải lời nói dối đâu, sự thật đấy.

Khi nào vãng sanh?

Bất cứ lúc nào cũng có thể đi được.

Bây giờ còn ở thế gian này thì sao?

A Di Đà Phật, cô ấy nói Phật A Di Đà giao nhiệm vụ cho cô ấy, làm gương cho chúng sanh noi theo, bằng không cô ấy đã về Thế Giới Tây Phương Cực Lạc rồi, còn ở thế gian này làm gì nữa?

Cô ấy làm tấm gương cho mọi người noi theo, đây là đức thứ hai trong tứ đức mà Hoàn Nguyên Quán nói, học vi nhân sư, hành vi thế phạm. Điều thứ hai trong tứ đức, oai nghi hữu tắc, chính là học vi nhân sư, hành vi thế phạm, nghĩa là làm gương cho mọi người trong xã hội.

Mới đầu cô ấy cũng rất vất vả, không vất vả thì mọi người sẽ chẳng tin, vất vả rồi mọi người sẽ tin, cô ấy bị bệnh nặng như thế, niệm Phật A Di Đà đã hết bệnh, cho thấy nhất hướng chuyên niệm quan trọng biết bao. Đời này bản thân tôi không thể làm chủ được, không có cách nào. Ngày xưa tôi ở Mỹ, sống ở Đạt Lạp Tư.

Một hôm có người đến hỏi tôi: Pháp Sư Tịnh Không, việc học Kinh Giáo, nếu chỉ cho thầy học một môn, thầy sẽ chọn bộ Kinh nào?

Tôi nói, tôi có ý này từ lâu rồi, hy vọng một đời chỉ học một bộ Kinh, tôi sẽ học bộ Kinh nào?

Tôi chọn Di Đà Kinh Yếu Giải của Ngẫu Ích Đại Sư, tôi thích nhất bộ Kinh này. Khi đó chúng tôi chưa thấy được cuốn hội tập Kinh Vô Lượng Thọ, đó là vào thời xưa. Sau này Lý Bính Nam Lão Cư Sĩ, đưa cho tôi cuốn hội tập, tôi đọc qua một lần, trong tâm hoan hỷ không gì sánh bằng.

Cuốn Lão Cư Sĩ đưa cho tôi, bản thân ông đã từng giảng qua một lần ở Đài Trung, ông dùng bút lông viết lên những lời chú giải, viết thành cuốn Hội Tập này, vô cùng quý giá.

Mới đầu tôi giảng qua ba, bốn lần, giảng Kinh Vô Lượng Thọ ba bốn lần đầu, cũng y theo cuốn chú bên lề của thầy Lý. Sau này gặp Hoàng Niệm Tổ Lão Cư Sĩ, thầy đã tặng cho tôi cuốn chú giải, tôi đã tham khảo tài liệu này.

Cho nên lần này nữa tổng cộng đã giảng mười lần, lần này giảng cuốn chú giải đó cho quý vị nghe. Tôi biết rất rõ, khi thầy viết cuốn chú giải này, thầy đang bị bệnh, hoàn thành cuốn chú giải này trong khi đang bị bệnh.

Lần này chúng ta cùng nhau học tập cuốn Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tưởng nhớ đến Lão Cư Sĩ, tình thương và ân đức của Lão Cư Sĩ đối với chúng ta, vĩnh viễn không bao giờ ta quên.

Hội tập của Hạ Lão Cư Sĩ, Hoàng Lão Cư Sĩ chú giải, nếu tôi không giảng kỹ cuốn chú giải này, tôi sẽ có lỗi với thầy ấy. Chúng ta phải nghiêm chỉnh học tập, đây là nguyên tắc chỉ đạo quan trọng nhất.

***