Khi minh taâm kieán taùnh roài
Thöù gì cuõng thoâng suoát töôøng taän khoâng caàn phaûi hoïc

caotang.vn

HÁM SƠN TỰ TRUYỆN - TẬP BA - XUẤT THẾ

HÁM SƠN TỰ TRUYỆN

Giảng giải: Đại Sư Hám Sơn
 

TẬP BA

XUẤT THẾ
 

Ðại Sư Hám Sơn, danh Ðức Thanh, hiệu Trừng Ấn, là một trong bốn vị Thánh Tăng của triều Minh Thiền Sư Tử Bá hiệu Ðạt Quán, Đại Sư Liên Trì, Đại Sư Ngẫu Ích.

Ngài sanh vào ngày mười hai tháng mười âm lịch, thuộc thời Minh Thế Tông, triều Gia Tĩnh, niên hiệu Long Khánh năm thứ 25 nhằm ngày 5 tháng 11 năm 1546, Tây lịch.

Ngài xuất sanh tại một huyện thành nhỏ, Toàn Tiêu, thuộc Châu Phủ Chúc Trừ, cách Nam Kinh khoảng ba mươi dặm về phía tây hiện nay thuộc tỉnh An Huy. Thành Toàn Tiêu nằm trong vùng núi Toàn Tiêu. Tuy không nổi tiếng, nhưng cũng thuộc hàng linh địa, xuất sanh nhiều nhân kiệt.

Thành này thuộc vùng phụ cận Kinh Đô khai quốc của triều Minh: Kim Lăng tức Nam Kinh. Thành tuy nhỏ nhưng không bị cô lập. Cách thành một trăm dặm có núi Lang Gia, nơi tàng trữ bài thơ Hưởng ký của ông say rượu của danh sĩ đời Bắc Tống, Âu Dương Tu.

Một năm sau khi Ngài Hám Sơn nhập tịch, nơi thành Toàn Tiêu lại xuất sanh một danh sĩ Ngô Kính Tân. Núi non danh tiếng chẳng vì cao, chỉ do thần hiển. Nước linh chẳng vì sâu, chỉ do rồng hiện.

Ngài tục danh là Thái. Cha Ngài tên là Thái Ngạn Cao. Mẹ Ngài họ Hồng. Gia đình thuộc hàng sĩ thứ. 

Bình sanh, mẹ Ngài thường thích đến Chùa dâng hương lễ bái Bồ Tát Quán Âm vào những ngày Rằm và đầu tháng âm lịch. Ðêm nọ, bà mơ thấy Ðại Sĩ Quán Thế Âm dẫn một đứa bé đến cửa nhà. Bà liền ôm chầm lấy đứa bé. Tỉnh dậy, bà liền thọ thai. Khi sinh ra, thân Ngài được bao bọc bởi một miếng lụa trắng. Lúc giặt giũ mảnh lụa trắng, nước giặt biến thành nước hoa thơm ngát.

Bà mẹ ẵm Ngài đến Chùa lễ bái trong dịp ăn mừng ngày đầy tháng. Bà cũng bỏ tiền ra đắp Tô Tượng Ðại Sĩ Quán Âm cùng bố thí rất nhiều tiền bạc cho những kẻ nghèo hèn khốn khổ.

Lòng tín thành Phật Pháp của bà đã ảnh hưởng rất lớn đối với sự quyết tâm xuất gia tu học của Ngài sau này. Vào ngày sinh nhật chu niên, khách khứa đến nhà chúc mừng Ngài tấp nập. Chẳng may, hôm đó Ngài bỗng bị cảm nhiệt dữ dội. Thời đó, ngành y thuật vẫn còn lạc hậu.

Ðối với những căn bệnh lạ lùng, các thầy thuốc thường phải thúc thủ bó tay. Lúc đó, bệnh tình ngày một tăng, hết phương cứu chữa, nên sinh mạng Ngài chỉ còn trong lằn tơ kẻ tóc. Bà mẹ liền bồng Ngài đến Chùa Trường Thọ, bên ngoài huyện thành, cầu thỉnh Bồ Tát Quán cứu giúp. Bà nguyện rằng nếu Ngài thoát chết, bà sẽ cho phép Ngài quy y cửa Phật, xuất gia làm Tăng Sĩ.

Về nhà, bà thương lượng với chồng, đổi tên Ngài là Hòa Thượng. Quả nhiên, bệnh tình của Ngài từ từ thuyên giảm. Từ đó, bà càng ngày càng tin tưởng sự gia trì của Bồ Tát Quán Âm. Sau này, ngày ngày bà thường dẫn Ngài đến Chùa, chân thành khẩn thiết lễ bái, xưng niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Âm.

Năm ba tuổi, Ngài thường thích ngồi một mình, chứ không muốn chơi đùa cùng những đứa trẻ đồng lứa.

Thấy cử chỉ lạ lùng đó, vào buổi sáng nọ, mẹ Ngài hỏi ông chồng: Không biết thằng nhỏ nhà mình bị bệnh kỳ quái gì?

Ông chồng đáp: Chớ nói bậy bạ. Tôi thấy sức khỏe của nó rất tốt. Ăn được, ngủ được, sao lại có bệnh tật gì.

Mẹ Ngài nói: Ðây có phải là do ảnh hưởng của bệnh cảm nhiệt vào năm một tuổi của nó không?

Thật ra, vì lỗi của tôi, không lo cho nó không chu đáo. Các vị trưởng thượng trong gia đình đương nhiên không thể hiểu nổi tánh tình của Ngài. Tuy còn nhỏ, Ngài đã bắt đầu có những suy tư nghĩ ngợi về việc khổ đau, vui buồn, hợp tan của nhân sanh thế thái. Ông ngoại Ngài thường gọi Ngài là Cột Gỗ.

 Trong gia đình, có một người chú rất thương mến Ngài. Ngày nọ, lúc từ trường trở về nhà, Ngài thấy người chú đó nằm chết sóng soài trên giường.

Bà mẹ không nói thật, bảo: Chú con đang ngủ mê. Con có thể đánh thức ông ta dậy. Ngài liền đến bên cạnh người chú và cố đánh thức ông ta dậy.

Bà cô của Ngài đau lòng khóc nức nở: Trời ơi! Ông đi đâu vậy!

Nghe thế, Ngài hoài nghi và hỏi bà mẹ: Thân nằm đây, nhưng chú lại đi đâu?

Bà mẹ đáp: Ông chú đã chết rồi!

Ngài hỏi tiếp: Thưa mẹ! Vậy chú chết rồi thì sẽ đi về đâu?

Mẹ Ngài im lặng chẳng biết trả lời như thế nào. Lần khác, bà dì của Ngài sanh một đứa con. Ngài theo mẹ đến thăm bà dì đó.

Khi ấy, Ngài lại hỏi bà mẹ: Thưa mẹ! Em bé này làm sao chui vào bụng của bà dì?

Bà mẹ vỗ đầu Ngài bảo: Thằng ngốc! Con làm sao chui vào bụng mẹ?

Chứng kiến những sự việc này, càng ngày Ngài càng nghi hoặc về việc con người từ đâu sanh ra và khi chết rồi thì đi về đâu.

***