Khi minh taâm kieán taùnh roài
Thöù gì cuõng thoâng suoát töôøng taän khoâng caàn phaûi hoïc

caotang.vn

GIÁO DỤC TÔN GIÁO LÀ NHU CẦU TẤT YẾU CỦA NGƯỜI THẾ GIAN

GIÁO DỤC TÔN GIÁO LÀ NHU CẦU

TẤT YẾU CỦA NGƯỜI THẾ GIAN

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Tâm địa ngục hiện tướng địa ngục, địa ngục là tâm gì?

Sân hận, sân khuể bèn hiện tướng địa ngục.

Đối với tướng ngạ quỷ thì tâm ngạ quỷ hiện tướng ngạ quỷ, ngạ quỷ là gì?

Tham lam, tham lam chẳng chán, đó là ngạ quỷ. Tâm súc sanh là ngu si. Do vậy, tham, sân, si hiện ba ác đạo.

Nhân đạo là gì?

Nhân đạo là thập thiện, ngũ giới. Tại Trung Quốc, Tổ Tiên dạy chúng ta ngũ luân, ngũ thường là nhân đạo. Hiện thời, làm người khổ quá.

Vì sao?

Họ chẳng phải là người, con người hiện thời còn khổ hơn ngạ quỷ, vì sao?

Đã mất cái tâm người rồi.

Tâm người là gì?

Ngũ luân, ngũ thường, tứ duy, bát đức, đó là tâm người. Tổ Tiên dạy chúng ta bốn khoa mục ấy, chúng ta phải tìm lại chúng, đó là xã hội phước báo Nhân Thiên, người trong thế gian này thật sự có phước.

Kinh còn dạy chúng ta tu phước, quý vị chẳng tu phước, lấy đâu ra phước báo?

Tạo tội mà mong có được phước báo, chẳng có lẽ ấy. Chẳng có đạo lý ấy. Chịu tội chính là bị tai nạn, tai nạn cá nhân là bệnh tật, quả báo của biệt nghiệp và cộng nghiệp chính là thiên tai, nhân họa.

Xã hội hiện thời đầy dẫy thiên tai, nhân họa, vì sao?

Người sống trên địa cầu này vứt bỏ thiện nghiệp, chẳng còn học theo điều lành, chẳng biết tu phước, chẳng biết tu đức. Vì thế, xã hội lâm vào tình trạng bình trị hay loạn lạc đều là các phản ứng đối với tâm hạnh và nghiệp cảm của cư dân hiện tiền, chứ chẳng phải là gì khác.

Hiểu rõ đạo lý này, liễu giải sự thật này, trông thấy khá nhiều điềm báo bất tường, chúng ta lập tức giác ngộ, lập tức quay đầu, tai nạn sẽ từ từ hóa giải. 

Nếu chính mình chẳng thừa nhận lầm lỗi của chính mình, chẳng biết sám hối, chẳng biết quay đầu, vẫn thuận theo tập khí phiền não của chính mình để tiếp tục làm thì sẽ bị hủy diệt, chính mình bị hủy diệt, xã hội cũng bị hủy diệt, địa cầu cũng hủy diệt, quý vị làm chuyện như thế đó.

Những vị Đại Thánh Đại Hiền của các sắc dân khác nhau và các Tôn Giáo bất đồng nhắc nhở, chỉ dạy chúng ta hãy thoát ly biển khổ, đạt tới cuộc sống thật sự hạnh phúc mỹ mãn như thế nào, đó là giáo dục Tôn Giáo. Văn tự Trung Quốc giải thích hai chữ Tôn Giáo rất hay.

Chữ Tôn có ba ý nghĩa, thứ nhất là chủ yếu, thứ hai là trọng yếu, thứ ba là tôn sùng, tôn trọng, đề cao, tôn sùng. Giáo là giáo dục, giáo học.

Quý vị thấy hai chữ Tôn Giáo gộp lại rất tuyệt diệu, trong thế gian này, Tôn Giáo là điều nhân dân cần thiết, là giáo dục trọng yếu nhất, là sự giáo học chánh yếu nhất, là sự giáo hóa đáng tôn sùng nhất, đó là hai chữ Tôn Giáo được giải thích theo Hán Văn.

Trong mười mấy năm gần đây, chúng tôi tiếp xúc khá nhiều Tôn Giáo trên thế giới, đem định nghĩa này của Trung Quốc về Tôn Giáo nói với mọi người, người nghe chẳng có ai không hoan hỷ, chẳng có Tôn Giáo nào phản đối cách nói ấy. Nghe xong rất hoan hỷ, bởi Tôn Giáo vốn có ý nghĩa ấy.

Đó là gì?

Giáo dục Tôn Giáo là nhu cầu tất yếu của người thế gian. Quý vị có nền giáo dục ấy sẽ có hạnh phúc, có sự mỹ mãn, có hòa hài, có hòa bình. Không có nền giáo dục ấy, xã hội động loạn chẳng biết đến mức nào. 

Tổ Tiên chúng ta tạo ra chữ viết, hàm nghĩa trong các từ vựng được dùng hết sức sâu xa, đúng là văn tự trí huệ, câu chữ trí huệ.

Chúng ta phải cảm ân Tổ Tiên, chớ nên khinh dễ, khinh dễ sẽ có tội với Tổ Tiên, là đại bất hiếu. Bởi lẽ, đấy là trí huệ chân thật vô thượng viên mãn rốt ráo của Như Lai.

***