Khi minh taâm kieán taùnh roài
Thöù gì cuõng thoâng suoát töôøng taän khoâng caàn phaûi hoïc

caotang.vn

ĐÚNG LÀ PHẬT A DI ĐÀ TỪ BI, TỪ BI ĐẾN TỘT CÙNG

ĐÚNG LÀ PHẬT A DI ĐÀ TỪ BI,

TỪ BI ĐẾN TỘT CÙNG

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Cõi Phàm Thánh đồng cư của Thế Giới Cực Lạc có Cõi Phàm Thánh đồng cư và lục đạo, nó chỉ có hai đường, vì họ là người thiện không phải người ác. Chỉ có hai đường Thiên và Nhân, nó không có ba đường ác, không có La Sát, không có Tu La, thuần thiện không có ác, chỉ có hai đường Thiên và Nhân.

Như vậy có Tứ Thánh pháp giới chăng?

Có. Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật có Cõi Phương tiện hữu dư. Cõi Phương tiện hữu dư là Tứ Thánh pháp giới đều chưa kiến tánh.

Tuy chưa kiến tánh, vậy họ đi như thế nào, làm sao để thành tựu?

Tịnh Độ Tông nói là đới nghiệp vãng sanh. Những phiền não tập khí này chưa đoạn nhưng họ có thể đem nó về Thế Giới Cực Lạc, đến Thế Giới Cực Lạc rồi tiếp tục đoạn. Đúng là Phật A Di Đà từ bi, từ bi đến tột cùng.

Tuy tất cả Chư Phật Như Lai trong mười phương đều đã thành Phật. Thành Phật tự nhiên là bình đẳng, Phật Phật Đạo đồng. Trí tuệ, thần thông, đạo lực, tướng hảo của Chư Phật Như Lai hoàn toàn tương đồng, tuy tương đồng nhưng nguyện lực không giống nhau.

Nguyện lực không phải phát sau khi thành Phật, không phải. Sau khi thành Phật không khởi tâm không động niệm nên không có gì gọi là phát nguyện hay không phát nguyện. Nguyện phát khi còn ở nơi nhân địa, đa phần là phát nguyện khi còn đang tu Bồ Tát đạo.

Trong Kinh này chúng ta thấy Đức Thế Tôn giới thiệu thân phận của Phật A Di Đà phát nguyện là một Tỳ Kheo Tỳ Kheo Pháp Tạng. Ở nơi nhân địa phát nguyện, nguyện mỗi người phát không giống nhau.

Phật A Di Đà phát bốn mươi tám nguyện, câu sau cùng trong nguyện thứ hai mươi nói: Phàm là người sanh đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc đều là A duy việt trí Bồ Tát. Nguyện này thật quá tuyệt.

A duy việt trí Bồ Tát là Bồ Tát như thế nào?

Là Bồ Tát đã minh tâm kiến tánh, cũng chính là trên Viên giáo Sơ trú trong Kinh Hoa Nghiêm.

Họ ở đâu?

Cõi Thật báo trang nghiêm.

Hiện tại những người đới nghiệp vãng sanh như chúng ta đến Thế Giới Cực Lạc là thân phận gì?

Thân phận người không phải trời. Chúng ta vẫn chưa đủ tư cách để làm người của Cõi Trời, chỉ đủ tư cách làm người, nhưng do oai thần bổn nguyện của Phật A Di Đà gia trì, nâng chúng ta lên đến cảnh giới của A duy việt trí Bồ Tát.

Hay nói cách khác chúng ta ở Thế Giới Tây Phương Cực Lạc thì trí tuệ, thần thông, đạo lực đều giống như A duy việt trí Bồ Tát, nên biết điều này không phải tự mình tu được, mà là hưởng phước báo của Phật A Di Đà, là Phật A Di Đà gia trì. Điều này trong Quốc Độ của mười Chư Phật không có, chỉ có Thế Giới Cực Lạc mới có.

Cõi Phàm Thánh đồng cư hạ hạ phẩm vãng sanh đều làm A duy việt trí Bồ Tát, Cõi Phương tiện hữu dư thì không cần phải nói, cho nên oai thần bổn nguyện của Phật A Di Đà gia trì chính là gia trì Cõi Đồng cư, Cõi Phương tiện, Cõi Thật báo quý vị đã thành tựu rồi.

Cõi Thật báo đến đó đều là A duy việt trí Bồ Tát, viên chứng tam bất thoái. A duy việt trí gọi là bất thoái chuyển. Vị bất thoái, hành bất thoái, niệm bất thoái. Mỗi niệm đều hướng đến tát bà nhược hải, tát bà nhược hải chính là tự tánh. Trong Cõi Thật báo không có ý niệm thứ hai, thật sự chỉ có một phương hướng, một mục tiêu là trở về tự tánh.

Nhập tát bà nhược hải chính là trở về tự tánh. Trở về tự tánh đó là diệu giác Phật, là cứu cánh quả Phật, Đẳng giác thì còn kém một tầng. Đẳng giác lên trên nữa là Diệu giác.

Do đây mà biết hạng người nào ở trong Cõi Thật báo trang nghiêm?

Bốn mươi mốt vi pháp thân Đại Sĩ. Thập trú, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác họ đều ở trong Cõi Thật báo trang nghiêm.

Nếu chứng được Diệu giác quả vị họ không ở trong Cõi Thật báo, họ đi về đâu?

Nhập tát bà nhược hải là trở về tự tánh, tự tánh gọi là Cõi Thường tịch quang.

Như vậy Cõi Thật báo trang nghiêm có tồn tại chăng?

Không tồn tại. Chúng ta hiểu rõ phàm những gì có tướng đều là hư vọng, Đức Phật không nói Cõi Thật báo trang nghiêm là ngoại lệ, không nói. Cõi Thật báo trang nghiêm cũng không phải thật, nhưng trong cảnh giới này không có biến hoá, cho nên chúng ta nói nó gọi là nhất chân pháp giới, nó không có biến hoá.

Động vật không có sanh lão bệnh tử, thực vật không có sanh trụ dị diệt, Sơn hà đại địa không có thành trụ hoại không, nhất định không thấy những hiện tượng đó.

***