Khi minh taâm kieán taùnh roài
Thöù gì cuõng thoâng suoát töôøng taän khoâng caàn phaûi hoïc

caotang.vn

ĐÃ PHÁT TÂM, QUÝ VỊ BÈN CÓ PHƯƠNG HƯỚNG, CÓ MỤC TIÊU

ĐÃ PHÁT TÂM, QUÝ VỊ BÈN CÓ

PHƯƠNG HƯỚNG, CÓ MỤC TIÊU

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Quý vị thấy một ngàn bảy trăm năm qua, trải các đời, bao nhiêu Cao Tăng đại đức, bao nhiêu vị Tổ Sư xuất hiện, cũng có nghĩa là dùng Nho và Đạo để thay thế bèn tốt đẹp, càng thân thiết hơn nữa.

Hơn nữa, tâm lượng của Nho và Đạo rộng rãi hơn tiểu thừa, chẳng thua kém tiểu thừa. Chúng ta phải hiểu chuyện lịch sử này, hiểu sự dụng tâm của Tổ Sư Đại Đức, dùng Nho và Đạo để thực hiện phước thứ nhất trong ba phước, phước thứ nhất là căn cơ.

Có ba căn bản ấy, đức hạnh của quý vị sẽ thành tựu, có đức hạnh bèn có phước báo thật sự. Không có đức hạnh, phước báo ấy là giả, chẳng thật, thường là giống như hoa Đàm thoáng hiện.

Do vậy, ngạn ngữ có câu: Phú bất quá tam đại chẳng ai giàu ba đời, đạo lý là ở chỗ này, vì sao?

Kẻ đó thiếu căn cơ. Phải có căn cơ thì mới có thể kéo dài đời đời kiếp kiếp. Kẻ ấy biết tích công lũy đức, dẫu phú quý vẫn tu đức, tiếp tục tu không ngừng, đời đời kiếp kiếp hưởng thụ chẳng cùng, những điều này đều là thật.

Có phước thứ nhất thì mới có thể nhập Phật Môn, quý vị thấy điều thứ hai là thọ trì Tam Quy, đầy đủ các giới, chẳng phạm oai nghi, tức là đã nhập môn. Trước khi nhập môn phải có điều kiện, điều kiện là phước thứ nhất.

Phước thứ nhất là như trong Kinh Điển ta thường thấy nói thiện nam tử, thiện nữ nhân vì họ trọn đủ Đệ Tử Quy, Cảm Ứng Thiên, Thập Thiện Nghiệp, họ là thiện nam tử, thiện nữ nhân, nên mới có thể thọ trì Tam Quy, đầy đủ các giới, đó là nhập môn.

Tam Quy, giới luật, oai nghi đều có thể tu khá lắm, đức hạnh thành tựu giống như A La Hán, như Bồ Tát. Điều ấy mới khiến cho quý vị thật sự tu giới, tu định, tu huệ trong đại thừa.

Điều thứ ba là phát bồ đề tâm, tin sâu nhân quả, đọc tụng đại thừa, khuyến tấn hành giả, đó là Tam Phước. Mười loại tâm như chúng ta đang đọc ở đây đều là bồ đề tâm, mỗi điều đều là bồ đề tâm, mỗi điều đều đầy đủ viên mãn chín điều kia. Bồ Tát phát tâm là đệ nhất. Đã phát tâm, quý vị bèn có phương hướng, có mục tiêu.

Sau đấy là tin sâu nhân quả, câu này rất quan trọng, câu quan trọng nhất là niệm Phật là nhân, thành Phật là quả, quý vị có thể tin tưởng nhân quả ấy, trở về Tịnh Độ, chắc chắn thành tựu trong một đời này, chẳng còn bị lạc đường nữa.

Đọc tụng đại thừa, chính mình đã thành tựu. Câu cuối cùng là dạy người khác, đã tự hành, phải hóa tha. Bồ Tát phải độ chúng sanh. Nếu không giúp đỡ người khác, chẳng phải là Bồ Tát. Vì thế, sau đó bèn khuyến tấn hành giả, quý vị phải khuyên lơn, phải giúp người khác tinh tấn, phải giúp người khác thành tựu.

Quý vị thấy ba phước thành tựu sẽ tự nhiên giống như Bồ Tát, Bồ Tát là như thế nào?

Bồ Tát là Lục Hòa. Lục Hòa Kính là Bồ Tát, Lục Hòa Kính chẳng có tâm tổn hại, chẳng có tâm bức não, thật sự thích thủ hộ. Có đầy đủ đức hạnh như vậy rồi mới thâm nhập Kinh Tạng, tu giới, định, huệ, tu Bồ Tát hạnh.

Bồ Tát hạnh là Lục Độ, tu mười nguyện Phổ Hiền, tiếp nhận Mười Đại Nguyện Vương của Phổ Hiền Bồ Tát dẫn về Cực Lạc. Đấy là khi Tịnh Tông Học Hội thành lập tại Mỹ, chúng tôi đã viết một bài giới thiệu duyên khởi. Trong duyên khởi, nhắc đến năm khoa mục ấy, lấy năm khoa mục ấy làm tiêu chuẩn, phương hướng và mục tiêu tu học của chúng ta.

Con người hiện thời có nói: Học làm thầy người, hạnh làm khuôn mẫu cho đời. Chúng ta khởi tâm, động niệm, ngôn ngữ, tạo tác đều nêu gương tốt đẹp cho xã hội, chớ nên nêu gương xấu. 

Thứ tư, vô chấp trước tâm. Niệm Phật chi nhân, thường dĩ trí huệ quán sát ư nhất thiết pháp, bất sanh chấp trước, thị danh vô chấp trước tâm.

Tâm chẳng chấp trước: Người niệm Phật thường dùng trí huệ quán sát hết thảy các pháp, chẳng sanh chấp trước, đó là tâm không chấp trước.

Vô chấp trước cần có gì?

Phải có trí huệ, không có trí huệ là không được, phải có trí huệ chân thật.

Trí huệ do đâu mà có?

Từ tâm thanh tịnh phát ra, tâm thanh tịnh sanh trí huệ.

Chớ nên chấp trước hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian, vì sao?

Trong Kinh Giáo đại tiểu thừa, Đức Phật đã giảng vô cùng rõ ràng luân hồi trong lục đạo do đâu mà có?

Do chấp trước mà ra. Chẳng còn chấp trước nữa, quý vị cũng rất dễ vượt thoát luân hồi. Chỉ cần quý vị có chấp trước, sẽ chẳng vượt thoát luân hồi. Luân hồi do chấp trước biến hiện. Đức Phật bảo ngoài lục đạo còn có bốn Thánh pháp giới, tức là Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật, bốn pháp giới ấy cao hơn chúng ta.

***