Khi minh taâm kieán taùnh roài
Thöù gì cuõng thoâng suoát töôøng taän khoâng caàn phaûi hoïc

caotang.vn

CHÚNG SINH TRONG LỤC ĐẠO ĐỀU CÓ Ý NIỆM, TƯ LÀ Ý NIỆM

CHÚNG SINH TRONG LỤC ĐẠO

ĐỀU CÓ Ý NIỆM, TƯ LÀ Ý NIỆM

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Câu này trích từ Kinh Dịch. Chúng sanh trong lục đạo đều có ý niệm, tư là ý niệm. Hữu niệm là có vọng niệm. Dịch vô tư là chẳng có vọng tâm, chẳng có vọng niệm.

Vô vi dã: Vô tư là vô vi, hễ có tư thì là hữu vi. Hữu vi là pháp sanh diệt, ý niệm này sanh, ý niệm kia bèn diệt. Đó là pháp hữu vi. Trong Bách Pháp, chín mươi bốn pháp đầu là pháp hữu vi, pháp sanh diệt, sáu pháp sau cùng là pháp vô vi. Trong các pháp vô vi, chân như vô vi là vô vi thật sự, năm pháp kia là tương tự vô vi.

Chân như vô vi: Chân như là bổn tánh, là chân tâm của chúng ta.

Kinh Dịch giảng về chân tâm, trong chân tâm không có ý niệm, trong chân tâm không có sanh diệt, do vậy nói: Vô tư dã, vô vi dã, tịch nhiên bất động. Mấy câu này của Kinh Dịch có ý nghĩa hoàn toàn giống như Lăng Nghiêm Đại Định được giảng trong Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh.

Phần Kinh Văn giảng về mười phen chỉ rõ cái thấy thập phiên hiển kiến đã chỉ ra tánh thấy bất sanh bất diệt, chẳng đến, chẳng đi, chẳng nhơ, chẳng sạch, như như bất động.

***