Khi minh taâm kieán taùnh roài
Thöù gì cuõng thoâng suoát töôøng taän khoâng caàn phaûi hoïc

caotang.vn

CHỈ CÓ TRƯỜNG CỦA PHẬT A DI ĐÀ CÓ LỚP BẢO ĐẢM NÀY

CHỈ CÓ TRƯỜNG CỦA PHẬT A

DI ĐÀ CÓ LỚP BẢO ĐẢM NÀY

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Đức Thế Tôn ngày ngày giảng Kinh thuyết pháp cho chúng sanh, Ngài có nói chăng?

Không có nói, nói mà không nói, không nói mà nói, đây mới gọi là diệu, tuyệt diệu là đây. Hay nói cách khác, tu bất cứ pháp môn nào đều phải giữ thanh tịnh, bình đẳng, giác, đó gọi là diệu dụng. Quý vị học điều này, tôi có cầu. Tôi cầu Phật A Di Đà, tôi cầu Thế Giới Cực Lạc, như vậy tâm quý vị không thanh tịnh.

Cầu tâm địa thanh tịnh nhưng không nhiễm chút trần, tuyệt diệu, như vậy mới cao. Trên hình thức tôi phải làm như vậy, làm như vậy chính là tự lợi lợi tha, khiến nội tâm tôi thành kính, từ trên hình tướng của tôi biểu đạt ra, khiến người khác đều nhìn thấy nên tu thành kính như thế nào.

Suốt đời của Đức Thế Tôn, không phải đều là biểu diễn cho chúng ta thấy ư?

Từ khi ra đời đến tám tướng thành đạo đều là tượng trưng cho chúng ta.

Quý vị nói pháp đó Ngài có hay không?

Không thể nói Ngài có, cũng không thể nói không. Quý vị nói Ngài không có nhưng Ngài có thật.

Quý vị nói Ngài có, tâm địa Ngài thanh tịnh không nhiễm chút trần, căn bản không có khởi tâm động niệm, Ngài có ở đâu?

Ngài lại không cần danh, lại không cần lợi.

Ngài lại vô ngã, vô nhân, vô chúng sanh, vô thọ giả, vậy có ở đâu?

Đây chính là nhận thức hữu vô, đem nhận thức về hữu và vô này biểu hiện trong cuộc sống hằng ngày, biểu hiện trong việc xử sự tiếp nhân đãi vật, diệu.

Người thật sự hiểu, nhìn thấy chiêu này mới tuyệt diệu, không phải phàm phu có thể tưởng tượng được, gọi là cảnh giới không thể nghĩ bàn, chính ngay trong cuộc sống hằng ngày. Người thông thường không nhận ra được, người thấu triệt nhận ra, tuyệt diệu.

Chúng ta xem tiếp đoạn thứ hai. Thứ giả dẫn Tịnh Độ Luận, Tịnh Độ Luận chính là Vãng Sanh Luận. Vị bồ đề tâm, tức nguyện thành Phật độ sanh, tâm nguyện thành Phật độ chúng sanh, chính là tâm bồ đề. Nhiếp thủ chúng sanh vãng sanh Tịnh Độ chi tâm, cũng chính là mỗi niệm hy vọng giúp tất cả chúng sanh nhận thức Tịnh Độ, tin vào Tịnh Độ.

Nguyện vãng sanh Tịnh Độ, đây là việc tốt. Tâm này hoàn toàn tương ưng với tất cả Chư Phật Như Lai, tâm của tất cả Chư Phật Như Lai đều là mỗi niệm nghĩ đến làm sao giúp đỡ họ và giáo hóa những chúng sanh này, nhận thức Tịnh Độ, cầu sanh Thế Giới Cực Lạc.

Sanh đến Thế Giới Cực Lạc họ liền thành Phật, đồng nghĩa với nói: Cha mẹ đối với con cái luôn hy vọng tìm ngôi trường tốt cho chúng, để chúng đi học, ở trong ngôi trường này nhất định thành danh, sẽ lấy được học vị tiến sĩ.

Ngôi trường nào có bảo đảm này?

Quốc Độ của Chư Phật trong mười phương đều đang mở trường, chỉ có trường của Phật A Di Đà có lớp bảo đảm này. Thế nên mười phương Như Lai đều bằng lòng, đem học sinh thật sự năng tin, năng nguyện, thật sự muốn Vãng Sanh của họ, tất cả đều đưa đến đây học, điều này chúng ta cần phải hiểu.

Chư Phật Như Lai trong mười phương, dị khẩu đồng âm tán thán Phật A Di Đà là Quang trung cực tôn, Phật trung chi vương. Mười phương Như Lai giống như cha mẹ, Phật A Di Đà là thầy giáo giỏi. Đức Phật Thích Ca của chúng ta giống như cha mẹ vậy, bảo đảm đưa chúng ta đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, vì chúng ta mà giảng Kinh Vô Lượng Thọ.

Giảng Kinh Vô Lượng Thọ, chính là nói về Thế Giới Cực Lạc, nói rõ ràng minh bạch. Mọi người nghe rồi đều tin nhận, muốn sanh về đó, nghe nhiều vài biến thật sự muốn đi, như vậy là đã thành công. Thật sự muốn đi, quý vị nhất định đi được.

Ở đây nói với quý vị mấy nguyên tắc cần phát tâm. Tâm này mới nhìn thì giống như dể phát khởi hơn tâm trước, nhưng thật ra không như vậy.

Thực tế mà nói thì cũng không dễ phát khởi, tâm này là gì?

Nguyện thành Phật độ chúng sanh, so với ba loại tâm ở trước như tâm chân thành, thâm tâm, hồi hướng phát nguyện tâm xem ra hình như dễ hơn ba tâm ở trước, nguyện thành Phật độ chúng sanh, phải nguyện thật, giả không được.

Vì sao nói thực tế không như vậy?

Bên dưới nói rất rõ ràng. Pháp môn vãng sanh Tịnh Độ thật là pháp khó tin, đây là thật không hề hư vọng.

Tín tâm chưa sanh làm sao có thể phát?

Tôi có cảm xúc rất sâu sắc đối với câu này, vì sao?

Tôi là người đi trên con đường này.

Tôi học Phật, nếu dùng pháp môn Tịnh Độ để tiếp dẫn tôi, thì đời này không có hy vọng gì, vì sao?

Không tin. Phương pháp của Phật rất nhiều, thiện xảo, xảo diệu. Tôi thích nghiên cứu Kinh Phật, thích Phật nói những đạo lý này, nên rất thích Kinh Luận Đại Thừa, nhưng kêu tôi ngồi đó thật thà niệm Phật thì không niệm được.

Căn tánh mỗi người không giống nhau, nên thật sự tiếp dẫn tôi nhập môn là Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm. Những Kinh Luận này dẫn tôi nhập môn, tôi rất thích, rất hứng thú với Kinh Điển này.

Trở về Tịnh Độ như thế nào?

Đến sau cùng nhìn thấy những Kinh Luận này, tất cả đều đạo quy Cực Lạc Nhị thập ngũ viên thông trong Kinh Lăng Nghiêm. Điều này tôi phát hiện, vì trước đây rất ít người giảng.

Đa phần khi người ta giảng nhị thập ngũ viên thông, Quán Thế Âm Bồ Tát Viên Thông Chương thứ nhất. Quán Thế Âm nhĩ căn viên thông, phản văn văn tự tánh, tánh thành vô thượng đạo, điều này Thiền Tông đã dẫn dụng.

***