Khi minh taâm kieán taùnh roài
Thöù gì cuõng thoâng suoát töôøng taän khoâng caàn phaûi hoïc

caotang.vn

AN SĨ TOÀN THƯ * KHUYÊN NGƯỜI BỎ SỰ THAM DỤC - TẬP SÁU MƯƠI CHÍN - BỒ TÁT QUỞ TRÁCH SỰ DÂM DỤC

AN SĨ TOÀN THƯ

KHUYÊN NGƯỜI BỎ SỰ THAM DỤC

Tác giả: Chu An Sĩ
 

TẬP SÁU MƯƠI CHÍN

BỒ TÁT QUỞ TRÁCH SỰ DÂM DỤC
 

Kinh Đại Bảo Tích dạy rằng: Bồ tát quan sát trong chốn thế gian, thấy những chúng sinh ngu si điên đảo, đối với sự dâm dục đem lòng tham luyến, si mê, đối với mẹ hay chị, em gái của mình còn dám xâm hại làm nhục, huống chi đối với những người phụ nữ khác.

Quan sát thấy rõ thực trạng như thế, Bồ Tát liền khởi tâm suy nghĩ rằng: Thế gian này thật là chốn khổ sở thay. Những chúng sinh ngu si kia vốn từng ở trong bào thai của mẹ, được nuôi dưỡng lớn dần lên trong đó, lại sinh ra qua cửa mình người mẹ, sao không biết hổ thẹn mà còn làm chuyện loạn luân như thế.

Thật đáng thương xót thay, những kẻ ấy rồi sẽ đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, chịu hành hình không một lúc nào được tạm dừng.

Như một người mù bị bầy chó hung dữ rượt đuổi, nhất định phải rơi xuống hầm sâu, những chúng sinh si mê kia cũng giống như vậy, chắc chắn rồi sẽ phải rơi vào những cảnh giới đọa lạc.

Lại như con lợn nuôi trong chuồng trại nhớp nhúa, sống giữa đống phẩn dơ hôi hám, ăn uống trong đó mà không hề biết ghê tởm chán ghét, những chúng sinh si mê kia sống giữa tội lỗi mà không ghê sợ, cũng giống như vậy.

Nay ta sẽ vì những chúng sinh si mê tội nghiệp ấy mà tuyên thuyết giảng bày chánh pháp mầu nhiệm, khiến cho họ nghe theo rồi liền vĩnh viễn dứt trừ  tham dục, không còn  phiền não.

Kinh Nguyệt Thượng Nữ dạy rằng: Trong vô số kiếp luân hồi, hoặc các người đã từng sinh ra làm cha ta, hoặc ta đã từng sinh ra làm mẹ các người, chúng ta đều đã từng là cha mẹ, anh em của nhau, làm sao có thể khởi tâm muốn làm chuyện dâm dục với nhau.

Trong vô số kiếp luân hồi, ta cũng từng giết hại các người, hoặc các người đã từng giết hại ta, chúng ta đều đã từng có mối oán cừu giết hại lẫn nhau, làm sao có thể khởi tâm muốn làm chuyện dâm dục với nhau.

Luận Trí độ nói: Bồ Tát quán xét thấy trong tất cả các mối nguy hại thì sự nguy hại từ nữ sắc là nghiêm trọng nhất.

Những mối nguy như đao kiếm, lửa thiêu, sấm sét, kẻ thù, rắn độc, vẫn còn có thể tạm thời gần gũi mà chưa bị hại ngay, nhưng người phụ nữ có những tính xấu như keo kiệt, đố kỵ, sân hận, siểm nịnh, yêu mị, ô uế, ưa tranh chấp, tham lam thì không thể gần gũi được.

Kinh Tăng Nhất A Hàm dạy rằng: Người xuất gia không được tới lui quan hệ thường xuyên với nữ nhân, không được cùng họ nói năng bàn luận. Ai có thể xa lìa được nữ sắc, ắt có thể lìa xa được tám hoàn cảnh khó tu tập.

Kinh Trường A Hàm chép rằng:

Ngài A Nan thưa hỏi Phật: Sau khi Phật diệt độ, nếu có người nữ đến thưa hỏi giáo pháp, nên làm thế nào?

Phật dạy: Chỉ dạy cho họ nhưng không nên gặp mặt.

Ngài A Nan lại hỏi: Nếu phải gặp mặt thì nên làm thế nào?

Phật dạy: Không nên cùng họ chuyện trò qua lại.

Ngài A Nan lại hỏi: Nếu phải trò chuyện thì nên thế nào?

Phật dạy: Phải luôn biết tự kiểm thúc tâm mình.

Kinh Mật Nghiêm dạy rằng: Nam nữ cùng đam mê ái dục, tinh huyết cùng hòa hợp sinh con. Như loài trùng sinh ra trong bùn nhơ, người sinh từ bào thai của mẹ cũng nhơ nhớp như vậy.

Trên đây có sáu phần được trích dẫn từ Kinh Luận. Hai phần đầu tiên dạy khởi tâm bi mẫn đối với tất cả chúng sinh. Các phần thứ ba, thứ tư và thứ năm dạy người đoạn tuyệt cội gốc dâm dục. Phần cuối cùng kết lại bằng cách chỉ rõ sự bất tịnh của xác thân máu thịt giả tạm này.

***